-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Sau 5 năm gia nhập WTO, ngành xây dựng đã giảm sút mạnh |
(baodautu.vn) Báo cáo đánh giá tổng thể tình hinh kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chỉ rõ sự giảm sút khủng khiếp của ngành xây dựng, vốn từng được coi là cứu cánh của nền kinh tế.
Năm 2013, mặc dù mới đầu năm, song với tình hình hiện tại, nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành xây dựng sẽ không có đột biến, nhất là khi số doanh nghiệp đóng cửa, dừng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lên tới 2.296 doanh nghiệp, tăng 17,6 % so với cùng kỳ năm trước.
“Sự trồi sụt mạnh trong tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành xây dựng là điển hình của sự phụ thuộc vào vốn. Năm 2008, do chính sách cắt giảm đầu tư để kiềm chế lạm phát, xây dựng bị ảnh hưởng ngay lập tức. Hai năm tiếp có sự tăng trưởng giá trị gia tăng trở lại là nhờ vào các gói kích thích kinh tế”, bà Hương phân tích.
Điều đáng nói, theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nếu phân tích về bảo hộ thực tế và cả bảo hộ danh nghĩa với các ngành trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng thì có sự tăng lên kể từ năm 2007.
“Cái giá mà nền kinh tế phải trả để có được sự tăng trưởng trong 2 năm 2009-2010 quá đắt, khi tung ra gói hỗ trợ lên tới 8 tỷ USD. Đó là chưa tính tới những rủi ro gia tăng của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng vào năm những sau đó”, ông Thành chia sẻ.
Trước năm 2007, thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO, giá trị gia tăng của ngành này thương xuyên trên 10%. Vào năm 2007, tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành xây dựng là 12,1%, cao thứ hai trong các ngành thuộc nhóm công nghiệp – xây dựng, sau ngành công nghiệp chế biến với mức tăng là 12,6%.
Nghiên cứu giai đoạn 2007-2011, tiến sỹ Phạm Lan Hương, nguyên Quyền trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã chỉ ra sự sụt giảm mạnh của cả ngành công nghiệp – xây dựng với mức tăng trưởng bình quân chỉ còn 7%, thấp hơn so với mức 10,2%/năm của giai đoạn trước.
Phân tích riêng ngành xây dựng, chỉ 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành này đã tụt xuống - 0,4%, so với 12,1% của năm 2007. Hai năm sau là 2008 và 2009, ngành này có sự phục hồi đột ngột, có mức tăng trưởng giá trị gia tăng tương ứng 11,4% và 10,1%, trước khi trở lại số âm vào năm 2011.
Khánh An
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025