
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử
Dầu sẽ “đẩy” giá vàng?
Đầu tuần này, giá vàng thế giới tiếp tục tăng vọt, đẩy giá vàng trong nước tăng theo. Có nhiều yếu tố đẩy giá vàng thế giới tăng, trong đó có việc giá dầu tiếp tục tăng và làn sóng bán tháo chứng khoán toàn cầu.
![]() |
. |
Ông Carsten Fritsch, chuyên gia phân tích hàng hóa tại Commerzbank, nhận định: “Vàng đang được hỗ trợ từ tâm lý 'né' rủi ro ngày càng tăng của những người tham gia thị trường khi thị trường chứng khoán lao dốc và từ dòng vốn đổ vào các quỹ ETF”.
Trong khi đó, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cảnh báo, những căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia, giữa Mỹ và Iran cũng sẽ đẩy giá dầu lên. “Đặc biệt, nếu Iran đóng eo biển Hormuz như đe dọa, khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ xảy ra. Khi đó, giá vàng và giá dầu sẽ cùng tăng vọt”, ông Doanh nói.
So với hồi đầu năm, giá vàng đang ở mức hấp dẫn. Đại diện Công ty Vàng Bảo Tín Minh Châu cho rằng, đây là thời điểm tốt để người dân và nhà đầu tư có thể mua vào. Hiện lượng người mua vào chiếm khoảng 80% số giao dịch tại Bảo Tín Minh Châu.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng liên tục sụt giảm, nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, đặc biệt là kinh tế Mỹ, khiến đồng bạc xanh tăng giá mạnh. Tuy vậy, những bất ổn kinh tế và chính trị thời gian tới có thể là nguyên nhân khiến vàng tăng tốc trong mấy tháng cuối năm.
Trong khi các doanh nghiệp vàng khuyến cáo người dân mua vào, thì giới chuyên gia tỏ ra thận trọng. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, giá vàng đã giảm từ mốc 1.300 USD/ounce cuối năm ngoái xuống mức hơn 1.200 USD hiện nay. Mặc dù có khá nhiều yếu tố đang ủng hộ giá vàng, như chiến tranh thương mại, giá dầu tăng…, song xu hướng tăng giá của USD khiến giá vàng khó đoán. Vì vậy, đầu tư vào vàng trở nên rủi ro hơn trong quý IV/2018.
“Giá vàng thế giới rất khó dự đoán trong những tháng cuối năm. Với nhà đầu tư Việt Nam, đầu tư vàng càng rủi ro vì giá vàng trong nước và thế giới hầu như không liên thông với nhau. Theo tôi, nhà đầu tư không nên đổ vốn vào vàng thời điểm này, mà đầu tư vào các kênh khác an toàn và có lợi hơn”, TS. Hiếu khuyến nghị.
Doanh nghiệp vàng lãi lớn nhờ chuyển hướng
Dù kênh đầu tư vàng không còn hấp dẫn, song các doanh nghiệp vàng trong nước vẫn lãi lớn. Kết quả kinh doanh quý III/2018 vừa được CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố cho thấy, lũy kế 9 tháng đầu năm, PNJ đạt doanh thu 10.779 tỷ đồng , tăng 42%. Lợi nhuận trước thuế đạt 859 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, PNJ có thể vượt mục tiêu doanh thu 13.727 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng trong năm nay.
Các doanh nghiệp vàng khác như SJC, Doji, Bảo Tín Minh Châu… chưa công bố kết quả kinh doanh, song cũng được dự báo tăng trưởng tốt nhờ chuyển đổi mạnh sang mảng kinh doanh vàng trang sức, thay vì chỉ kinh doanh vàng miếng như trước đây.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ vàng miếng giảm mạnh, song nhu cầu vàng trang sức vẫn tăng rất nhanh. Theo số liệu thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ vàng tính theo đầu người lớn nhất thế giới, với mức tiêu thụ vàng trang sức tăng bình quân 10%/năm trong 5 năm gần đây. Phân khúc người tiêu dùng trung lưu tăng nhanh khiến thị trường này dự báo tiếp tục phát triển mạnh thời gian tới.
Chuyên gia phân tích của các công ty chứng khoán cho rằng, việc chuyển hướng mạnh sang kinh doanh vàng trang sức giúp doanh nghiệp vàng tiếp tục “sống khỏe”, vì đây là lĩnh vực có biên lợi nhuận cao, có thể tới 18 - 20%. Đây cũng là lý do thời gian qua, các công ty vàng đua nhau mở rộng mạng lưới cửa hàng. Ba doanh nghiệp đứng đầu về mạng lưới hiện nay là PNJ, Doji và SJC.
Tuy vậy, việc doanh nghiệp vàng tập trung vào mảng kinh doanh vàng trang sức cũng khiến vàng miếng trong nước ngày càng xa rời giá thế giới, đẩy mọi rủi ro về phía nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã lên tới 3 triệu đồng/lượng, tăng mạnh so với mức 2 triệu đồng/lượng trong quý II/2018. Trong bối cảnh đó, VEPR cho rằng, vàng không còn là lựa chọn đầu tư an toàn hàng đầu, dù bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp.
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
-
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng
-
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử -
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo phương án cơ cấu lại SCB -
Vàng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Vượt vàng, một ngoại tệ tăng giá hơn 38% kể từ đầu năm -
Xô đổ mọi kỷ lục, giá vàng miếng SJC tăng lên 120 triệu đồng/lượng
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa