
-
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank
-
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Cổ đông Vietnam Airlines thống nhất tăng vốn điều lệ thêm 9.000 tỷ đồng ngay trong năm 2025
-
Công bố chiến lược 2025-2033, Phú Thái chọn sứ mệnh kết nối nguồn lực doanh nghiệp Việt
-
Giá mua điện từ khí LNG nhập khẩu năm 2025 tối đa là 3.327,42 đồng/kWh -
Điện lực Hà Tĩnh đầu tư nâng cấp 34 công trình điện công sau khi tiếp nhận
![]() |
Việt Nam đã “giải cứu” thành công 61/62 công hàng hồ tiêu bị mắc kẹt tại Nepal và quá cảnh qua Ấn Độ |
Như vậy, sau rất nhiều nỗ lực của Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal) để làm việc với các cơ quan chức năng của Nepal (nơi các container hàng bị mắc kẹt) và Ấn Độ (nơi các công hàng phải quá cảnh để về Việt Nam), các container hàng hồ tiêu của doanh nghiệp Việt Nam đã về đến Việt Nam theo mong muốn của các doanh nghiệp.
Hồi đầu năm nay, hơn 60 container hạt tiêu của DN Việt Nam, trị giá trên 3 triệu USD bị mắc kẹt nhiều tháng tại cảng Birgunj (Nepal) và tại cảng Kolkata (biên giới Nepal – Ấn Độ) khiến các doanh nghiệp rơi vào khó khăn.
Trước đó, ngày 25/3/2020, Chính phủ Nepal đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu 5 mặt hàng; trong đó, có hạt tiêu. Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 6/4/2020 và không áp dụng cho các đơn hàng đã mở thư tín dụng trước ngày 29/3/2020. Điều này đồng nghĩa với việc những lô hàng hồ tiêu đã xuất trước ngày 29/3/2020 vẫn được Chính phủ Nepal cho phép nhập khẩu bình thường.
Với sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, các Đơn vị của Bộ và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (cơ quan đại diện của Bộ Công Thương tại Ấn Độ, kiêm nhiệm Nepal) đã triển khai nhiều biện pháp để thu thập, nắm bắt đầy đủ thông tin, các khó khăn, thiệt hại thực tế của doanh nghiệp, làm việc, yêu cầu phía Nepal cho giải phóng các container hạt tiêu về Việt Nam, đề nghị các cơ quan chức năng tại Ấn Độ đẩy nhanh các thủ tục quá cảnh hàng hóa.
Bộ Công Thương và Vật tư Nepal đã tích cực xem xét và giải quyết vụ việc. Bộ Công Thương và Vật tư Nepal đã có công văn gửi Hải quan Nepal kèm theo danh sách các công hàng tiêu của doanh nghiệp Việt Nam để yêu cầu Hải quan Nepal cho phép các công hàng này được tái xuất. Các thủ tục quá cảnh hàng hóa tại Ấn Độ cũng được phía Ấn Độ tạo điều kiện thực hiện nhanh hơn so với quy định.
Cho đến nay, 61/62 container hàng hạt tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam đã về đến Việt Nam, 01 container hàng đang thực hiện các thủ tục cuối cùng để chuyển về Việt Nam. Việc các conatiner hàng được “giải cứu” thành công đã chấm dứt các chi phí lưu kho bãi phát sinh cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, trong bối cảnh giá tiêu xuất khẩu đang tăng cao, sau khi kéo được các công hàng về nước, các doanh nghiệp có thể xuất khẩu các container hàng tiêu này đi nhiều thị trường khác để bù đắp các chi phí bị ảnh hưởng do sự việc Nepal tạm ngừng nhập khẩu hạt tiêu vừa rồi.
-
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank
-
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
DOC kết luận sơ bộ vụ chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi Việt Nam
-
Cổ đông Vietnam Airlines thống nhất tăng vốn điều lệ thêm 9.000 tỷ đồng ngay trong năm 2025
-
Bài 4: TP.HCM - Vùng phát xạ chiến lược quốc gia -
Công bố chiến lược 2025-2033, Phú Thái chọn sứ mệnh kết nối nguồn lực doanh nghiệp Việt -
Giá mua điện từ khí LNG nhập khẩu năm 2025 tối đa là 3.327,42 đồng/kWh -
Điện lực Hà Tĩnh đầu tư nâng cấp 34 công trình điện công sau khi tiếp nhận -
VDB sẽ cho EVNNPT vay 22.000 tỷ đồng vốn tín dụng nhà nước -
Gỡ vướng cho dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất -
Xuất khẩu sang Thái Lan đạt 2,67 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng