-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản tiếp tục đốc thúc các sở, ngành và các quận huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân đầu tư công trên địa bàn.
Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được đầu tư bằng vốn ngân sách TP.HCM và vốn Trung ương - Ảnh: Lê Quân |
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, tính đến hết ngày 4/8, Thành phố mới giải ngân được 18.646 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 27,2% trong tổng số vốn được giao của năm 2023 là 68.490 tỷ đồng.
Theo danh sách báo cáo, đến hết tháng 7 vẫn còn nhiều sở, ngành và quận huyện có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí có nhiều dự án giải ngân 0 đồng.
Trước tình trạng giải ngân thấp đáng báo động, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương rà soát, xây dựng các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục đầu tư, xây dựng, giải ngân, thanh quyết toán và giải quyết các khó khăn vướng mắc.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành quyết liệt đeo bám, theo dõi thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch. Chịu trách nhiệm trước UBND TP.HCM về giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị.
Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao thường xuyên theo dõi tiến độ giải ngân, tổng hợp danh sách các đơn vị, chủ đầu tư đạt tỷ lệ giải ngân thấp đến tháng 9/2023 (dưới 30%) do lỗi chủ quan để đề xuất Thành phố phê bình và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ quý III/2023.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố yêu cầu các địa phương hoàn thiện hồ sơ, chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công nhóm C và hoàn thiện quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án nhóm A, B để trình HĐND tại kỳ họp vào tháng 9/2023.
Để tránh tình trạng giải ngân chậm như những năm trước, UBND TP.HCM cũng yêu cầu trước ngày 20/8, các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư rà soát, khẩn trương đề xuất nhu cầu dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn của năm 2024 - 2025.
Số vốn đề xuất phải đảm bảo việc hoàn thành dự án trong năm 2024 - 2025, không để dồn vốn vào năm 2025. Trong đó, số vốn đăng ký giải ngân đến hết năm 2024 phải đạt ít nhất 80% tổng kế hoạch vốn trung hạn. Với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn tăng thêm phải đạt ít nhất 30%.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"