Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Giải pháp nào để thị trường chứng khoán bền vững?
Linh Đan - 03/12/2022 07:18
 
Theo ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán muốn bền vững ngoài đi sâu vào vấn đề quản trị, cần phải công bằng, công khai, minh bạch.
ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (bên phải) trao giải cho các doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa). 

Phát biểu tại Hội nghị doanh nghiệp niêm yết và Lễ trao giải Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2022 vào chiều 2/12 (do Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư và Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital) phối hợp tổ chức tổ chức ở Đà Nẵng, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng khoán lên như trong chiều 2/12 là tốt (đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng hơn 4 điểm - PV), nhưng vấn đề không phải thị trường lên hay xuống mà bền vững mới là quan trọng.

Theo ông Sơn, thị trường chứng khoán muốn bền vững thì phải đi sâu về vấn đề quản trị. Năm 2022, dù thị trường chứng khoán gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng theo báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội (HNX), trên 80% doanh nghiệp đảm bảo có lãi, có lợi nhuận. Đây là điểm sáng của các doanh nghiệp. Và lợi nhuận đó thể hiện sự quyết tâm của ban lãnh đạo, hội đổng quản trị đã quản trị rủi ro tốt.

Những năm qua, tôn chỉ của thị trường chứng khoán là công bằng, công khai, minh bạch. Công bằng là tất cả thành viên trên thị trường chứng khoán đều được ứng xử như nhau và pháp luật được ứng xử như nhau. Công khai là thông tin đều được công khai hóa. Minh bạch là minh bạch toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý giám sát dựa trên 3 tôn chỉ này thì thị trường chứng khoán mới bền vững.

“Thị trường chứng khoán không thể tránh khỏi những "hạt sạn" và thời gian qua có những doanh nghiệp bị xử lý. Nhưng tôi cho rằng, việc đó không làm thay đổi được sự phát triển thị trường chứng khoán hơn 15 năm qua; không làm thay đổi tính riêng biệt của các doanh nghiệp niêm yết; không làm thay đổi quyết tâm của nhà lãnh đạo các doanh nghiệp...”, ông Sơn chia sẻ. Ông Sơn mong muốn, các doanh nghiệp niêm yết phải là “ngọn cờ đầu”, tiên phong trong việc áp dụng thông lệ tốt nhất. 

Theo ông Sơn, lỗi vi phạm công bố thông tin của các doanh nghiệp không phải vấn đề số tiền bị xử phạt mà là uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. “Trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải sửa Luật Chứng khoán cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Năm 2023, chúng tôi sẽ xem xét đưa hệ thống công nghệ mới vào hoạt động, để đảm bảo giao dịch được tốt hơn. Thứ ba là chúng tôi tăng cường giám sát hoạt động của thị trường được đẩy mạnh hơn. Thời gian qua, thị trường chứng khoán khá phức tạp, nên quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán là kỷ cương, kỷ luật phải được nâng cao. Chúng tôi cam kết đồng hành với doanh nghiệp, cùng chung chí hướng đưa thị trường chứng khoán hoạt động ngày càng công bằng, công khai và minh bạch hơn”, ông Sơn nhấn mạnh và cho rằng, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh công bố thông tin bằng tiếng Anh để thu hút nước ngoài đầu tư.

Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết vay nợ chịu áp lực khi USD tiếp tục mạnh lên
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lên kế hoạch nâng lãi suất đã giúp USD mạnh lên, đồng thời gây áp lực mất giá lên các đồng tiền còn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư