-
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Cẩn trọng với bẫy “đổi tiền lẻ, tiền mới” dịp Tết -
Tín dụng bán lẻ sẽ phục hồi mạnh mẽ -
Đồng meme $TRUMP rớt giá một nửa sau ngày ông Trump nhậm chức -
Dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu trong năm 2025 -
Kiểm soát nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn của ngân hàng năm 2025
Ông Trần Đình Vinh, Phó tổng giám đốc Khối Khách hàng dịch vụ tài chính KPMG Việt Nam |
Mô hình phân tích lợi nhuận đa chiều là gì?
Mô hình phân tích lợi nhuận đa chiều là tập hợp các chuỗi giá trị mô phỏng các khía cạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mô hình tổng hợp các yếu tố tạo ra giá trị thực sự trong từng khía cạnh kinh doanh và từ đó cung cấp thông tin phân tích lợi nhuận tương ứng để hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện các quyết định chiến lược (Hình 1).
Tại sao chúng ta cần phân tích lợi nhuận đa chiều?
Mô hình phân tích lợi nhuận đa chiều được phát triển nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo ngân hàng thực hiện các quyết định kinh doanh chiến lược. Thông qua phương pháp tiếp cận theo yếu tố tạo ra giá trị (driver-based approach), mô hình liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động phát sinh chi phí với doanh thu được tạo ra từ các hoạt động này, qua đó cung cấp các thông tin hữu ích cho việc tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả doanh thu.
Bên cạnh đó, mô hình được kỳ vọng sẽ khắc phục các nhược điểm của các phương pháp hiện tại với việc đơn giản hóa và nâng cao tính minh bạch trong quy trình phân bổ. Qua đó, ngân hàng có thể tập trung nguồn lực cho việc phân tích và tối ưu hóa chi phí hoạt động, thay vì phải tiêu tốn thời gian và nguồn lực cho việc truy nguyên quá trình phân bổ.
Làm thế nào để phân tích và xây dựng mô hình phân tích lợi nhuận đa chiều?
Tại KPMG, chúng tôi tin rằng, một mô hình phân tích lợi nhuận đa chiều thành công được xây dựng dựa trên việc phân tích các yếu tố sau: sổ cái, cơ cấu tổ chức, chuỗi giá trị và chiều phân tích. Cụ thể, sổ cái sẽ được rà soát để xác định tất cả các đầu doanh thu và chi phí. Đồng thời, cơ cấu tổ chức sẽ được phân tích và chia thành 4 khối: kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh, quản trị và hỗ trợ chung.
Doanh thu và chi phí sẽ được phân bổ giữa các khối chức năng dựa trên một trật tự và các tiêu thức đã được xác định trước. Tại giai đoạn này, ma trận phân bổ và tiêu chí phân bổ tương ứng được KPMG xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức theo cấp độ phòng ban chức năng.
Sau khi hoàn thành việc phân bổ doanh thu và chi phí, các chuỗi giá trị sẽ được xác định cho mỗi chiều phân tích. Cuối cùng, các báo cáo lợi nhuận cho các chiều phân tích sẽ được phát triển chủ yếu dựa trên chuỗi giá trị đã được thiết lập này (Hình 2).
Cơ chế phân bổ của mô hình
Phân bổ chi phí: Theo quan điểm của KPMG, việc tiếp cận dưới góc độ yếu tố tạo ra giá trị (driver-based approach) để phân bổ chi phí từ các bộ phận hỗ trợ đến các bộ phận kinh doanh là phương pháp hiệu quả, tăng tính minh bạch của quá trình phân bổ chi phí. Trong phương pháp này, chi phí trước tiên được xác định cho từng phòng ban chức năng trong 4 khối đã được xác định từ trước.
Tiếp theo, những khoản mục chi phí từ khối hỗ trợ chung sẽ được phân bổ qua khối quản trị, khối hỗ trợ kinh doanh và khối kinh doanh. Các khoản mục chi phí trực tiếp của khối quản trị và khối hỗ trợ kinh doanh, cùng với chi phí phân bổ từ khối hỗ trợ chung tiếp tục được phân bổ cho khối kinh doanh. Khối kinh doanh là khối cuối cùng nhận toàn bộ doanh thu và chi phí để hình thành lợi nhuận theo các chiều phân tích đã xác định trước.
Tiêu chí phân bổ: Theo quan điểm của KPMG, chúng tôi khuyến khích hạn chế số lượng các tiêu chí phân bổ nhằm đảm bảo tính minh bạch và tinh giản của quá trình phân bổ. Thông thường sẽ có 3 loại tiêu chí được sử dụng trong phương pháp phân bổ theo yếu tố ảnh hưởng của chúng tôi (tham khảo hình trên: các loại tiêu chí phân bổ).
Các giai đoạn triển khai mô hình
Theo quan điểm của KPMG, chúng tôi đề nghị phương pháp triển khai 2 giai đoạn trong quá trình phát triển mô hình phân tích lợi nhuận đa chiều. Giai đoạn I, mô hình sẽ được thiết kế và kiểm thử trên một nền tảng đơn giản, dễ sử dụng để ngân hàng có thể đánh giá tính khả thi và phù hợp của mô hình với mục tiêu của ngân hàng. Giai đoạn II, sau khi mô hình đã được thẩm định và xác nhận phù hợp, ngân hàng có thể triển khai tích hợp mô hình vào hệ thống của ngân hàng với một giải pháp phần mềm quản lý lợi nhuận thích hợp.
-
Đồng meme $TRUMP rớt giá một nửa sau ngày ông Trump nhậm chức -
Dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu trong năm 2025 -
Kiểm soát nợ xấu vẫn là mối quan tâm lớn của ngân hàng năm 2025 -
Thách thức khi Eximbank muốn tự tái cơ cấu -
Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm -
LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 -
Home Credit thắng hai giải thưởng quốc tế với Home App và Home PayLater
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ