
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
-
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng
UBND huyện Thủy Nguyên vừa thông tin về tình hình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng.
Theo thông tin được công bố tại cuộc họp, hiện tại, trên địa bàn huyện Thủy Nguyên vẫn còn 129,8 ha đất chưa thể thu hồi, trong đó xã An Lư (116 ha), xã Dương Quan (11,5 ha) và xã Trung Hà (2,3 ha), UBND huyện Thủy Nguyên đã tiến hành kiểm kê, lập, công khai, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ thuộc diện thu hồi đất.
![]() |
UBND huyện Thủy Nguyên tổ chức họp báo công bố kế hoạch cưỡng chế. |
Trên thực tế, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án được triển khai từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Được sự đồng ý của Thường trực thành Ủy Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên sẽ tiếp tục tiến hành việc cưỡng chế thu hồi đất.
Cụ thể, từ 8h ngày 15/11, UBND huyện Thủy Nguyên sẽ tiến hành cưỡng chế đối với 18 hộ dân gồm 8 hộ chưa nhận tiền: Trần Văn Cận, Trịnh Văn Mài, Lương Văn Tin, Trần Văn Sang, Trần Văn Lợi, Nguyễn Văn Tài, Trần Văn Phương, Trần Văn Cường và 10 hộ đã nhận tiền: Trần Văn Muồn, Trần Văn Nhất, Trần Văn Nhị, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Trung, Bùi Thị Liến, Bùi Văn Sẹo, Nguyễn Văn Lang, Trần Văn Đạt, Trần Văn Biếc (đã nhận tiền từ năm 2010 đến năm 2012).
Theo ông Bùi Doãn Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, trước khi có quyết định cưỡng chế, thì huyện đã nhiều lần tổ chức đối thoại với các hộ dân này. Hơn nữa, ngoài những chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định chung của pháp luật thì huyện Thủy Nguyên cũng đã đề xuất với thành phố xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng cho các hộ dân trong diện GPMB và đã được đồng ý.
Cụ thể là giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ dân không đủ điều kiện giao đất tái định cư nhưng không còn nơi ở nào khác trên địa bàn xã vào khu tái định cư dự án VSIP Hải Phòng. Hỗ trợ đối với diện tích 400 m2 đất nông nghiệp bằng 100% giá đất vườn ao và 50% giá đất ở liền kề. Cuối cùng là hỗ trợ 80% đơn giá toàn bộ công trình vật kiến trúc xây dựng thay cho mức hỗ trợ 50% đơn giá theo quy định đối với một số công trình vật kiến trúc trên đất nông nghiệp (ăn ở ổn định, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp trước 01/7/2004).
Tuy nhiên, lại có thêm 18 hộ dân không đồng ý và có những yêu cầu vượt ngoài quy định của pháp luật. Đơn cử như hộ ông Trần Văn Nhất, là 1 trong 10 hộ dân đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ, đã được xét giao 01 lô đất có thu tiền sử dụng đất tại Khu tái định cư và gia đình đã nhận đất, nhưng vẫn không bàn giao đất và tiếp tục yêu cầu phải bồi thường, hỗ trợ vật kiến trúc và hỗ trợ thêm ngoài chính sách quy định của cơ quan Nhà nước có thầm quyền. Hoặc như hộ ông Lương Văn Tin, là 1 trong 8 hộ chưa nhận tiền đền bù thì yêu cầu phải bồi thường cây trồng lâu năm thấp và bồi thường một số cây cối hoa màu bằng 100% đơn giá, bồi thường 100% đơn giá vật kiến trúc xây dựng trên nền đất nông nghiệp và hỗ trợ thêm ngoài chính sách quy định là 980 triệu đồng (=140 triệu x7 năm) do gia đình bị thiệt hại từ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án.
Trước tình hình này, ngày 03/11/2016, UBND huyện Thủy Nguyên đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 18 hộ gia đình. Đến ngày 09/11/2016, Ban cưỡng chế thu hồi đất cùng các ban ngành chức năng của huyện Thủy Nguyên, xã An Lư, Trung Hà (nơi các hộ dân có đất) đã tổ chức họp đối thoại, vận động, thuyết phục các hộ dân chấp hành việc tháo dỡ, di chuyển tài sản ra khỏi phạm vi khu đất thu hồi và chấp hành việc bàn giao đất và kết quả là đa số các hộ dân đã đồng ý chấp hành bàn giao đất.
Đây là lần thứ 2, UBND huyện Thủy Nguyên tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của các hộ dân. Vì thế, sự việc này nên được dứt điểm sớm để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Trong khi đó, dự án KCN VSIP Hải Phòng đã thu hút được 35 nhà đầu tư thứ cấp với tổng mức đầu tư trên 1,6 tỷ USD. Và những dự án thứ cấp này đã tạo việc làm cho khoảng 17.000 lao động (dự kiến đến hết năm 2016 thu hút thêm 5.000 lao động), trong đó 70% lao động thuộc huyện Thuỷ Nguyên, với mức thu nhập trung bình 5-6 triệu đồng/lao động/tháng. Việc tiếp tục có thêm 18 hộ dân không bàn giao mặt bằng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện xây các Nhà máy như Zeon, Kein Hing, EPE,...
Được biết, ngoài các chính sách hỗ trợ riêng của huyện Thủy Nguyên thì đại diện Công ty TNHH VSIP Hải Phòng cũng cho biết sẽ hỗ trợ kinh phí giúp các hộ dân tự nguyện tháo dỡ, di chuyển công trình, vật kiến trúc và thu hồi hoa màu, gia cầm, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dự án vào làm việc tại các doanh nghiệp thứ cấp trong khu, hoặc làm những công việc phổ thông (phù hợp với trình độ, độ tuổi) để đảm bảo cuộc sống sau khi di chuyển đến nơi ở mới.

-
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech -
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy -
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa -
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 1: “Tôi chỉ muốn tốt cho mẹ...” -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô