-
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội |
Những người bạn thân thiết
Ngày nay, Hoa Kỳ và Việt Nam là những người bạn thân thiết - điều từng được cho là không thể tưởng tượng được - và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hoa Kỳ đang hoạt động tích cực trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, giúp đưa đất nước hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm có chất lượng và hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất lao động, xây dựng nền công nghiệp an toàn hơn và thân thiện với môi trường hơn. Nhân dân hai nước đã tự hào vượt qua những bi kịch trong quá khứ chung để xây dựng một mối quan hệ sôi động và bền chặt dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Thương mại là nền tảng của mối quan hệ song phương và những thay đổi lớn đã diễn ra trong vài thập kỷ qua. Năm 1995, thương mại song phương chỉ đạt 451 triệu USD, tăng lên hơn 123 tỷ USD vào năm ngoái. Các công ty Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào sự chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) hiện đại diện cho hơn 650 doanh nghiệp và 2.500 cá nhân trên khắp Việt Nam. Họ đã đầu tư hàng tỷ USD vào nền kinh tế Việt Nam, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp, hàng trăm ngàn lao động gián tiếp và cũng tạo ra một phần đáng kể doanh thu từ xuất khẩu và thuế của Việt Nam.
Hoa Kỳ là một trong những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã và đang đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, cơ sở hạ tầng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, nông nghiệp, công nghiệp chất lượng cao. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Hoa Kỳ.
Một vấn đề quan trọng không kém chính là các mối liên kết về văn hóa. Hoa Kỳ có số lượng người Việt Nam ở nước ngoài lớn nhất và người Mỹ gốc Việt đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Sự đầu tư cũng như tài năng và tinh thần kinh doanh của họ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam.
Năm 1995, chỉ có khoảng 60.000 người Mỹ đến thăm Việt Nam, nhưng đã tăng lên gần 700.000 mỗi năm tính đến thời điểm trước đại dịch. Đường bay thẳng của Vietnam Airlines tới San Francisco đang giúp thu hút nhiều du khách hơn nữa. Ngoài ra, khoảng 30.000 thanh niên Việt Nam đang học tập tại Mỹ, nơi họ được tiếp thu những kỹ năng và kiến thức rất cần thiết.
Các công ty và nhà đầu tư Hoa Kỳ mang những sản phẩm chất lượng cao, công nghệ, dịch vụ và phương thức kinh doanh tiên tiến đến Việt Nam. Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm của Việt Nam về việc phát triển lực lượng lao động có khả năng cạnh tranh toàn cầu, tạo việc làm có chất lượng và đầu tư vào việc phát triển chuyên môn cho các thành viên người Việt Nam của chúng tôi. Các nhà đầu tư nước ngoài chất lượng cao không chỉ giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam, mà còn giúp phát triển toàn bộ hệ sinh thái của các công ty và doanh nhân trong nước.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD vào nền kinh tế Việt Nam, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động trực tiếp |
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi
Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Mỹ khi nhiều công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Tôi tin rằng, yếu tố quan trọng nhất tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi là môi trường pháp lý công bằng, có thể dự đoán và hợp lý, coi trọng sự đổi mới - không chỉ để thu hút đầu tư mới, mà còn để duy trì và phát triển các khoản đầu tư hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc các nhà đầu tư hiện tại mở rộng hoạt động là cách quảng bá tốt nhất để thu hút đầu tư mới.
AmCham rất coi trọng sự hợp tác của mình với Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, cuộc đối thoại mạnh mẽ giữa Chính phủ và khu vực tư nhân sẽ giúp mang lại kết quả chính sách công tối ưu. Trên thực tế, luôn có nhiều cách để cải thiện môi trường kinh doanh và chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, một số quy định lại tiếp tục đưa ra các thủ tục hành chính mới, như cấp phép, phê duyệt và yêu cầu báo cáo phức tạp. Ví dụ, các yêu cầu để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài vẫn thiếu chắc chắn và rõ ràng. Chúng tôi khuyến khích Chính phủ làm rõ những yếu tố của luật pháp cản trở việc triển khai hiệu quả đầu tư nước ngoài và mọi gánh nặng hành chính bổ sung trong dự thảo luật và quy định phải được xem xét cẩn thận, tránh bất cứ khi nào có thể.
Điều quan trọng đối với nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ khi lựa chọn Việt Nam là khả năng tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo sẵn sàng. Bất kỳ kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện tại hoặc di dời nguồn cung cấp nào cũng phải bao gồm các giải pháp năng lượng xanh. Để đạt được mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam nên ưu tiên các nguồn năng lượng có giá cả hợp lý và bền vững về mặt xã hội. Quá trình này sẽ cần có sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các nguồn bên ngoài và các dự án cần phải thực tế, có khả năng cấp vốn.
Việt Nam nên loại bỏ những bất ổn về quy định hiện tại để giải phóng nguồn vốn quốc tế đáng kể đang chờ đợi. Chúng tôi biết rằng, các dự án lưới điện mới sẽ thu hút đầu tư và mở rộng công suất các nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam, cung cấp nguồn năng lượng an toàn và đáng tin cậy cho cả người tiêu dùng dân cư và thương mại.
AmCham đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế số. Các công ty thành viên của chúng tôi làm việc tích cực để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, cả với các đối tác Việt Nam và thông qua các dự án của riêng họ. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ thực hiện cách tiếp cận toàn diện và tầm nhìn toàn cầu trong việc phát triển khung pháp lý số. Luồng dữ liệu tự do xuyên biên giới và khả năng tiếp cận của người dùng Việt Nam đối với các dịch vụ và bảo vệ dữ liệu theo tiêu chuẩn toàn cầu là rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi đó.
Chúng tôi khuyến khích những cải tiến liên tục trong phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, cải cách giáo dục, chính sách y tế và sức khỏe, sự chắc chắn về chính sách thuế và pháp lý, cũng như nâng cao tính minh bạch ở Việt Nam. AmCham mong muốn được hợp tác với Chính phủ để giải quyết những thách thức này và cải thiện điều kiện kinh doanh nhằm củng cố khu vực tư nhân, đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội bền vững, cũng như thúc đẩy sự thịnh vượng ở đây. Tiến bộ trong những lĩnh vực này sẽ không chỉ giúp thu hút thêm đầu tư nước ngoài, mà còn hỗ trợ Việt Nam cải thiện sự cạnh tranh kinh tế của mình.
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng” -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025