-
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024 -
Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản để đáp ứng với quy mô hơn 100 triệu dân
Nhiều thay đổi tích cực
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh tế khác, ngành bán lẻ và dịch vụ cũng đang gián tiếp tạo thêm gánh nặng cho môi trường khi là một trong những ngành sử dụng số lượng lớn bao bì nhựa, túi nylon và ống hút nhựa.
Các khách mời tham dự Talkshow: Sáng kiến giảm nhựa trong ngành Bán lẻ và Dịch vụ do Báo Đầu tư tổ chức. |
Tuy nhiên, những năm gần đây, người tiêu dùng không chỉ khắt khe với chất lượng dịch vụ mà còn quan tâm đến tính thân thiện với môi trường của sản phẩm.
Nắm bắt được tâm lý này, nhiều doanh nghiệp đã triển khai hàng loạt các chiến dịch "zero waste", thay thế cốc nhựa, ống hút nhựa bằng chất liệu dễ phân huỷ như giấy, inox, tre,..
Trào lưu "zero waste" đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy hài lòng, yêu thích các thương hiệu hơn. Tuy vậy trong quá trình thực hiện vẫn còn đó nhiều khó khăn, bất cập.
Tại Talkshow: Sáng kiến giảm nhựa trong ngành Bán lẻ và Dịch vụ do Báo Đầu tư tổ chức chiều 22/6, bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam cho hay, việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần để đóng gói trong ngành khách sạn và nhà hàng ăn uống vẫn đang thịnh hành ở Việt Nam.
Một số quốc gia đã thay đổi quy định pháp luật và áp dụng mức phạt cao đối với những người sử dụng nhựa dùng một lần, tuy nhiên phần lớn các nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm nhựa dùng một lần. Sở dĩ tình trạng này vẫn kéo dài bởi rác thải nhựa giá thành rẻ, dễ mua, tiện lợi và có ở khắp mọi nơi.
Khái quát bức tranh toàn cảnh về thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa tại Việt Nam, ông Nguyễn Đình Thọ Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách, Tài nguyên và Môi trường cho hay, theo một khảo sát của chúng tôi mới đây, mỗi ngày có khoảng 104.000 túi nylon xả ra ngoài môi trường, tương đương 38 triệu sản phẩm một năm.
Đây là con số rất lớn đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều bên. Chúng tôi đã và đang làm việc với các đối tác quốc tế, cũng như các doanh nghiệp nhằm mục tiêu giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa.
Về phía các cơ sở kinh doanh, dù có nhiều nỗ lực song mục tiêu giàm rác thải nhựa vẫn chưa đạt kỳ vọng. Theo ý kiến của bà Nguyễn Bằng Lăng, Phụ trách Phòng Phát triển bền vững, AEON Việt Nam, từ 30 năm trước ở các siêu thị AEON ở Nhật doanh nghiệp đã triển khai các chiến dịch giảm bao bì, túi nylon dùng một lần còn ở Việt Nam thì AEON đã triển khai được 2 năm và đã mạng lại những hiệu quả đáng ghi nhận.
Hiện tại, 95% túi bao gói hàng hóa tại hệ thống siêu thị của AEON Việt Nam là túi phân hủy sinh học, và chúng tôi dự kiến đạt 100% vào cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, hơn 60% các khay chứa đựng đồ ăn và nước uống chế biến sẵn được làm tự vật liệu thân thiện với môi trường như giấy, bã mía. AEON Việt Nam đã và đang nỗ lực để giảm thiểu việc sử dụng bao bì, túi nylon sử dụng một lần.
Còn với Starbucks Vietnam, bà Patricia Marques, Tổng Giám đốc cho rằng, thách thức lớn nhất mà Starbucks Vietnam gặp phải là phải hướng dẫn người tiêu dùng, thay đổi hành vi của họ để hướng tới một hành tinh sạch hơn, không có nhựa dùng một lần trong đại dương và sông ngòi và ngăn chặn các bãi chôn lấp ô nhiễm.
Cụ thể, Starbucks Vietnam bắt đầu chuyển sang sử dụng ống hút làm bằng nguyên liệu tự nhiên khoảng 4 năm trước. Khách hàng phàn nàn rằng ống hút giấy dễ bị mủn. Starbucks Vietnam tiếp tục cải tiến, sau đó, chúng tôi thay đổi nắm nhựa từ PP sang PET.
Với thay đổi này, ưu điểm là khách hàng có thể uống dễ dàng mà không cần ống hút, Starbucks Vietnam đã gọi là nắp không ống hút. Tuy nhiên, sáng kiến này vẫn không được khả quan cho lắm.
"Khách hàng vẫn không đón nhận và tiếp tục yêu cầu cung cấp ống hút. Bất kể đối tác của chúng tôi giải thích và chia sẻ điều gì, họ vẫn nói rằng họ cần ống hút nhựa”, bà Patricia Marques nói.
Thay đổi ý thức người dùng
Để triển khai các chiến dịch hạn chế bao bì và túi ni-long dùng một lần một cách đồng bộ, theo bà Nguyễn Bằng Lăng, AEON Việt Nam đã xác định được 3 nhiệm vụ chính.
Nhiệm vụ đầu tiên phải kể đến là hỗ trợ tạo lập thói quen từ chối túi ni-lông của khách hàng và nhân viên. Theo đó, chúng tôi đưa ra sáng kiến cho mượn túi thân thiện với môi trường.
Bình thường, loại túi này có giá là 20.000 đồng/chiếc nhưng khách hàng đến với AEON Việt Nam sẽ được mượn túi với giá ưu đãi là 5.000 đồng/chiếc và sẽ trả vào lần đi siêu thị lần tiếp theo.
Nếu khách hàng quên thì họ sẽ được nợ đến khi nào họ nhớ để mang đi mỗi lần đi siêu thị. Ngoài ra, khách hàng không dùng túi ni-long cũng sẽ được ưu tiên thanh toán trước.
AEON Việt Nam cũng tổ chức thiết kế túi môi trường cùng Đại học Kiến trúc TP.HCM, đồng thời cũng tổ chức các hoạt động đào tạo và các phong trào nội bộ giúp nhân viên tạo lập thói quen.
Nhiệm vụ tiếp theo là cải tiến vận hành giảm thiểu tối đa túi nylon dùng một lần bằng cách tối ưu hóa quy trình bao gói hàng hóa, thay thế vật liệu chứa đựng thân thiện môi trường và mở rộng các công thức của dự án vào các mô hình kinh doanh khác nhau.
Còn ý kiến của ông Nguyễn Đình Thọ nêu rằng, theo Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc Hội thông qua năm 2020, Viện đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa, trong đó một trong những cách thức hiệu quả nhất chính là khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn, cũng như việc sử dụng lại và tái chế các sản phẩm nhựa thải.
Ngoài ra, nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam cần thực hiện các tiêu chí. Đầu tiên là việc giảm sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu nhựa, đặc biệt là nguyên liệu hóa thạch.
Thứ hai, kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Thứ ba, giảm thiểu vứt rác ra môi trường, kiểm soát lượng rác, tăng cường sàng lọc rác tại nguồn, cũng như vận chuyển và xử lý rác thải; không gây hại tới môi trường.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, việc thiết kế một kế hoạch khoa học, bền vững giữ vai trò rất quan trọng quyết định thành công, điều này đã được chứng minh qua kinh nghiệm tại Châu Âu.
Bà Patricia Marques thì nêu đề xuất tất cả các doanh nghiệp phải được chính phủ hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi từ sử dụng nhựa sang các vật liệu thân thiện với môi trường.
Ý kiến của ông Jinwoo Song, Tổng giám đốc BAEMIN Việt Nam thì cho rằng, nhằm giảm rác thải nhựa hiện doanh nghiệp đã quan tâm tới công tác giáo dục nội bộ khi tiến hành một loạt các buổi đào tạo cho nhân viên cùng với quan chức chính phủ để nâng cao nhận thức của nhân viên và thúc đẩy lối sống xanh hơn.
"BAEMIN Việt Nam cũng đã làm việc rất chặt chẽ với các đối tác quốc tế và cơ quan chuyên môn để đo lượng khí thải Carbon do hoạt động kinh doanh gây ra và tìm ra giải pháp bù đắp với các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế", ông Jinwoo Song nói.
-
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
SASCO khởi động chiến dịch "Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng xanh" -
Ba khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc giảm phát thải ròng bằng 0 -
TS Nguyễn Minh Thảo: Phát triển xe xanh cần có những giai đoạn chuyển tiếp -
Doanh nghiệp xanh với chiến lược bền vững và tư duy sinh thái -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh