
-
Tiến độ 2 dự án cao tốc qua địa bàn TP. Cần Thơ
-
Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại Quảng Ngãi
-
Kiến nghị đầu tư cầu Tân Châu - Hồng Ngự và Tuyến N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp
-
Cần tới 77.452 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM đến năm 2030
-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030
![]() |
Sản xuất công nghiệp đang tăng trưởng tích cực. Ảnh: Đức Thanh |
Giảm thiểu rủi ro
Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn áp thuế đối ứng với hàng loạt quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong 90 ngày có lẽ là một trong những thông tin tích cực nhất trong những ngày gần đây, không chỉ với nền kinh tế Việt Nam, mà với cả kinh tế toàn cầu. Thông tin này ngay lập tức làm dịu nỗi lo về những rủi ro của nền kinh tế trong năm 2025, nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% trên diện rộng với Việt Nam. Trước đó, Bộ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Văn Thắng, khi báo cáo Chính phủ, đã nhấn mạnh rằng, nếu bị áp mức thuế 46% trên diện rộng, xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị tác động mạnh, lây lan ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, tiêu dùng, lao động, việc làm trong nước…
Thông tin tích cực hơn là sau cuộc làm việc giữa Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer, hai bên đã thống nhất sẽ khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế…
“Mặc dù Mỹ đã quyết định hoãn áp thuế 90 ngày, nhưng hai nước cần sớm đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương nhằm tạo khung khổ lâu dài thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại ổn định, cùng có lợi, phù hợp khung khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nói.
Mặc dù việc Mỹ hoãn áp thuế đối ứng là tích cực, nhưng rõ ràng, rủi ro vẫn còn đó. Kết quả cuối cùng vẫn còn phải chờ đợi vào việc đàm phán giữa hai bên. Tuy nhiên, trong khi chờ kết quả đàm phán, nền kinh tế cần giải quyết nhanh các vấn đề nội tại.
Sản xuất công nghiệp, dù vẫn đang tăng trưởng tích cực, với công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2025 ước tăng 9,28%, vẫn đang đi theo đúng kịch bản, nhưng thực tế cũng còn khó khăn. Số liệu thống kê cho thấy, trong quý I/2025, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tăng ở 59 địa phương và vẫn giảm ở 4 địa phương. Trong đó, Hà Tĩnh giảm 7,1%, Cao Bằng giảm 7%, Gia Lai giảm 0,5%...
Việc sản xuất công nghiệp tăng thấp hoặc giảm ở một số địa phương đã dẫn tới việc, quý I/2025, có 37 địa phương có tăng trưởng GRDP không đạt kịch bản. Trong đó, có một số địa phương động lực như Hải Phòng, TP.HCM, Thanh Hóa, Bình Dương…
“Các biện pháp tài khóa, bao gồm đầu tư công, sẽ là biện pháp trọng yếu nhằm duy trì tăng trưởng và tăng sức chống chịu của nền kinh tế”, ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng ADB tại Việt Nam nói và nhắc đến một thực tế là, dù có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, 3 tháng đầu năm 2025, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 (12,27%).
Gia tăng sức mạnh để bứt tốc tăng trưởng
Để đưa nền kinh tế bứt tốc trong các quý còn lại của năm, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm trên 8%, còn nhiều việc phải làm, trong đó có việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng, cả truyền thống và mới.
Điểm tích cực là, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang có nhiều dư địa để tăng trưởng. Khi công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới đây, ADB nhấn mạnh việc nền kinh tế Việt Nam đã và đang “gia tăng sức mạnh” trước những thách thức toàn cầu.
Theo đó, tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, sản xuất phục vụ xuất khẩu phục hồi tích cực và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức cao đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024. Đây chắc chắn sẽ tiếp tục là những động lực tăng trưởng tích cực cho kinh tế Việt Nam năm 2025.


Một con số tích cực là, trong quý I/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký gần 11 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ; vốn thực hiện đạt gần 5 tỷ USD, tăng 7,2%. “Các cân đối lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết.
Nếu nhìn từ góc độ đầu tư, con số cũng rất tích cực. Đó là tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2025 tăng 8,3% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng quý I/2024 (5,5%). Trong đó, vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước tăng 13,7%, gấp 3 lần tốc độ tăng cùng kỳ năm 2024 (4,5%).
Một con số khác, trong quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2024 tăng 8,6%); nếu loại trừ yếu tố giá, vẫn tăng 7,5%, cao hơn mức tăng 5,5% của quý I/2024.
Như vậy, sức mua trong nước đã có cải thiện. “Thị trường bán lẻ của Việt Nam đã tương đối ổn định, góp phần duy trì tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam cần kích thích nhu cầu này tăng đột phá”, ông Nguyễn Bá Hùng nói.
Kích cầu tiêu dùng cũng là giải pháp được Chính phủ và các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang đối mặt với rủi ro, khiến động lực xuất khẩu bị ảnh hưởng, thì tiêu dùng trong nước sẽ đóng vai trò kích thích sản xuất, qua đó gia tăng động lực tăng trưởng.
Bên cạnh đó, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công vẫn phải là giải pháp hàng đầu. Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang rất tích cực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
“Chúng tôi đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thời gian khởi công 3 dự án cầu qua sông Hồng, gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây là các dự án then chốt trong kết nối hạ tầng phía Bắc, do đó, kiến nghị Thủ tướng sớm chốt phương án thời điểm triển khai để Thành phố siết chặt quy trình đầu tư, sớm khởi công các dự án, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực”, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói.
Tương tự, TP.HCM, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phòng… cũng đang tích cực thúc đẩy giải ngân. Theo ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư các dự án lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý, nhất là các dự án trọng điểm…

-
Khánh thành dự án 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Bình Định có thêm dự án 52 triệu USD -
Xây cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030 -
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An -
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng -
Quy định 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công -
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình -
Thành phố Hải Dương tạm dừng triển khai 14 dự án đầu tư công
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội