
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
![]() |
(Nguồn: AdvisorHub) |
Ngày 20/2, một tòa án ở Paris đã phạt ngân hàng UBS - "gã khổng lồ" trong lĩnh vực ngân hàng của Thụy Sĩ - 3,7 tỷ euro vì gian lận thuế. Đây là mức phạt lớn nhất liên quan đến gian lận thuế tại Pháp.
Theo phán quyết, UBS bị kết tội giúp các khách hàng Pháp che giấu hàng tỷ euro khỏi cơ quan thuế của Pháp. Chi nhánh của UBS tại Pháp cũng bị phạt 15 triệu euro vì đồng phạm.
Tòa cũng phán quyết rằng nhà nước Pháp - bên bị hại - sẽ được nhận 800.000 euro vì các thiệt hại do hoạt động trên gây ra. Con số này vẫn thấp hơn mức 1,6 tỷ euro mà bên công tố đề xuất.
Trong vụ kiện trên, chính quyền Pháp xác định rằng hơn 10 tỷ euro đã bị che giấu trong thời gian từ năm 2004-2012. Vụ việc bị phanh phui sau khi các cựu nhân viên UBS cáo buộc cách hành xử phạm pháp của ngân hàng này.
UBS đã tìm cách thương lượng một giải pháp nhằm tránh phải ra tranh luận trước tòa, song không thể nhất trí với bên công tố về mức phạt. Tòa đã bắt đầu các phiên xét xử từ mùa Thu năm 2018 sau 7 năm điều tra.
Văn phòng Công tố Tài chính Quốc gia Pháp khẳng định UBS và các thống đốc ngân hàng này "hoàn toàn ý thức rằng họ đang vi phạm luật pháp của Pháp" khi gợi ý khách hàng và giúp họ tránh thuế của Pháp một cách trái pháp luật.
UBS bác bỏ các cáo buộc, đồng thời lập luận rằng các hoạt động nói trên phù hợp với luật pháp của Thụy Sĩ.
UBS cũng khẳng định họ "không biết" là một số khách hàng Pháp đã không công khai tài sản tại Thụy Sĩ, đồng thời nhấn mạnh các công tố viên không cung cấp bằng chứng nào, như tên khách hàng hay số tài khoản của họ, để bảo vệ các cáo buộc gian lận mà họ đưa ra.
Các luật sư của UBS đã đề nghị bảo lãnh với 1,1 tỷ euro, đồng thời cho biết sẽ kháng cáo.
Vụ việc trên xảy ra vào đúng lúc cả châu Âu đang trấn áp hành động trốn thuế và nghi ngờ hoạt động của các ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sức ép trên đã buộc Thụy Sĩ phải ngừng thói quen về bí mật ngân hàng tuyệt đối, và phải cùng hơn 90 nước khác đồng ý chia sẻ tự động thông tin tài khoản khách hàng.
Vụ kiện trên đang được các chủ doanh nghiệp theo dõi sát sao, khi Pháp và các nước châu Âu khác đang hy vọng thu hút các công ty đa quốc gia chuyển trụ sở từ London (Anh) đến nước mình trước thềm Brexit./.

-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower