Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Giãn lộ trình giảm vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Vân Linh - 07/09/2017 09:25
 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) dự kiến sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng lùi thời hạn siết tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của tổ chức tín dụng.
Được giãn tiến độ giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng sẽ giảm được chi phí huy động vốn. Ảnh: Đức Thanh
Được giãn tiến độ giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng sẽ giảm được chi phí huy động vốn. Ảnh: Đức Thanh

Có thêm 1 năm để cân đối lại nguồn

Theo dự kiến, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% sẽ lùi tới đầu năm 2019, thay vì đầu năm 2018 như quy định hiện hành của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trước đó, đầu năm 2017, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2017/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN, siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 60% xuống còn 50% áp dụng từ đầu năm 2017 và theo lộ trình giảm xuống còn 40% đầu năm sau.

Chuyên gia kinh tế - tài chính Trần Du Lịch cho rằng, nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu là ngắn hạn, trong khi cầu vốn trung và dài hạn tăng. Đặc biệt những năm gần đây, thị trường bất động sản ấm lên, nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân mua nhà tăng được xem là cơ hội để ngân hàng đẩy vốn cho vay lĩnh vực này. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều ngân hàng có tỷ lệ sử dụng vốn dài hạn cho vay trung, dài hạn cao, trong khi huy động vốn trung và dài hạn rất thấp, gây ra nguy cơ mất cân đối kỳ hạn.

Không chỉ phía ngân hàng, mà nếu NHNN siết lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thì người vay cũng sẽ gặp khó. Vì vậy, các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản đã kiến nghị giữ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn như hiện nay thêm một năm.

Cụ thể, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có kiến nghị giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức 50%, thay vì giảm về mức 45% đầu năm 2018 và về mức 40% từ năm 2019. Lý do là, bất động sản là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, việc giãn tiến độ giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là cần thiết.

Lãi suất sẽ giảm?

Một chuyên gia lĩnh vực tài chính cho rằng, được giãn tiến độ giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giúp ngân hàng giảm được chi phí huy động vốn. Đây là một tiền đề để mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục được duy trì ổn định hoặc giảm nếu các nguồn vốn cho vay ngắn hạn lãi suất thấp tiếp tục tăng lên theo hướng mở rộng cung tiền của NHNN.

Điều này cũng được nhấn mạnh tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày 30/8. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tập trung đầu tư vào các dự án dở dang để đưa vào sử dụng hiệu quả, tiếp tục giảm lãi suất 0,5% từ nay đến cuối năm, tiếp tục tăng trưởng tín dụng đạt 21- 22%.

Chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh cũng nhận định, giãn tiến độ giảm vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là giảm áp lực cho các ngân hàng trong cơ cấu lại nguồn vốn. Các nhà băng không còn phải chạy đua tăng lãi suất kỳ hạn dài ngày cục bộ như trước đây. Chi phí huy động giảm thì lãi cho vay cũng có thể giảm theo.

Cần tăng cường kiểm soát rủi ro với hoạt động cho vay tiêu dùng
Nhiều ý kiến cho rằng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhưng cũng phải tăng cường kiểm soát rủi ro như có hệ thống chấm điểm tín dụng cho khách hàng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư