-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Tại Hà Nội:
1. Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước
2. Ông Đặng Tài An Trang, Vụ phó, Phó chánh Văn phòng UBCK
3. Ông Hoàng Công Tuấn, Chuyên gia cao cấp CTCK MB
4. Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu, CTCK Bảo Việt
5. Ông Đào Hồng Dương, Trưởng bộ phận Tư vấn đầu tư CTCK Dầu khí (PSI)
6. Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Maritime (MSI)
Tại TP. HCM:
1. Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên chuyên trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)
2. GS. TS Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa Tài chính, Đại học kinh tế TP. HCM
3. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng
4. Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí
5. Bà Đoàn Thị Thanh Trúc, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS)
Cuộc giao lưu dự kiến tổ chức từ 10h - 11h30, thứ Tư, ngày 9/9/2015, tại hai đầu cầu là trụ sở Báo Đầu tư (47, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) và trụ sở Sở GDCK TP. HCM (số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. HCM).
Bất kỳ nước nào cũng có vũ khí khác ngoài tỷ giá để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, như hỗ trợ bằng hình thức này hay hình thức khác thông qua lãi suất, ưu đãi thuế chẳng hạn. Tuy nhiên các chính sách này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khu vực kinh tế và làm méo mó các hoạt động kinh tế. Giải pháp hữu hiệu nhất ngoài công cụ tỷ giá, không gì khác ngoài việc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng và hoạt động tiếp thị...của mình thôi.
Các chuyên gia, khách mời tham gia giao lưu tại đầu cầu phía Nam (trụ sở Sở GDCK TP. HCM, số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. HCM). |
TTCK trong ngắn hạn chịu tác động từ rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, một điều chắc chắn mà tôi biết đó là, triển vọng tăng trưởng của thị trường luôn đi cùng với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các DN niêm yết nói riêng và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế VN nói chung.
Tôi xin hỏi vị lãnh đạo NHNN, Thống đốc lấy căn cứ gì mà cam kết từ giờ tới cuối năm sẽ không nâng thêm tỷ giá?
Ông Bùi Quốc Dũng:Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn chia sẻ những tính toán và lường đón của NHNN trước quyết định điều chỉnh tỷ giá 2 lần vừa qua.
Việc NHND Trung Quốc giảm giá đồng CNY đã gây ra những biến động rất lớn trên thị trường tài chính quốc tế. Đối với Việt Nam, tác động này thậm chí còn lớn hơn, cụ thể: về mặt kinh tế, tác động có thể là đan xen giữa thuận lợi và khó khăn, nhưng tác động về mặt tâm lý là rất lớn do đặc thù Trung Quốc là nước có chung đường biên giới và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Diễn biến thực tế trên thị trường ngoại hối cho thấy ngay trong sáng ngày 11/8/2015, trước thông tin Trung Quốc phá giá 1,9% đồng CNY, tỷ giá có xu hướng tăng mạnh khi tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng nhanh chóng chạm mức trần (21.890 VND/USD).
Để tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế nêu trên, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, NHNN ban hành Quyết định số 1595/QĐ-NHNN ngày 11/8/2015 quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép. Theo đó, biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ +/-1% lên +/-2%. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 USD/VND, biên độ tỷ giá mới sẽ cho phép tỷ giá biến động trong phạm vi mức tỷ giá trần là 22.106 USD/VND và tỷ giá sàn là 21.240 USD/VND.
Việc NHNN điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá, đến ngày 14/8/2015, thị trường ngoại hối đã có xu hướng ổn định trở lại khi tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng giảm khoảng 20 đồng so với mức giá trần (22.106) và xoay quanh mức giá bán ra của NHNN (22.085) cho thấy việc điều chỉnh biên độ tỷ giá của NHNN ngày 12/8 là kịp thời, phù hợp về mức độ, giúp cho tâm lý được giải tỏa, thanh khoản thị trường tốt.
Sang ngày 14/8/2015 (3 ngày sau việc NHNDTQ bất ngờ phá giá đồng CNY), thị trường tài chính quốc tế cũng như thị trường tài chính Trung Quốc đã dần ổn định và bước đầu hồi phục. Tuy nhiên, trước diễn biến các chỉ số kinh tế vĩ mô của Trung Quốc không tích cực và khả năng Fed điều chỉnh lãi suất đang đến gần, NHNN đã nhận định thị trường quốc tế sẽ sớm lại biến động và tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối trong nước. Do đó, để tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, xóa bỏ tâm lý kỳ vọng, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD thêm 1% từ mức 21.673 USD/VNDlên 21.890 USD/VND, đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%.
Ngay sau đó, từ ngày 20-24/8 và đặc biệt trong riêng ngày 24/8, thị trường tài chính quốc tế diễn biến rất xấu, hầu hết các đồng tiền đều mất giá mạnh so với với đồng USD, TTCK toàn cầu lao dốc, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất giá kỷ lục trong vòng 8 năm qua. Diễn biến này cho thấy giải pháp nâng tỷ giá và nới biên độ trong ngày 19/8 của NHNN là hợp lý, đón trước và đón đúng những diễn biến phức tạp của thị trường.
Trên thực tế, diễn biến của thị trường quốc tế đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị trường tài chính trong nước. Tỷ giá USD/VND đã tăng nhanh và đến ngày 24/8, do diễn biến bán tháo trên hầu khắp các thị trường quốc tế, TTCK trong nước đã lao dốc kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây, tỷ giá USD/VNDchạm trần và thanh khoản thị trường xuống mức rất thấp. Các doanh nghiệp tăng cường mua ngoại tệ, thậm chí là mua trước hạn để dự phòng cho các khoản chi trả trong tương lai nên làm tăng đột biến nhu cầu ngoại tệ, áp lực tâm lý thị trường ngoại hối rất nặng nề.
Tuy nhiên, do đã chủ động điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ trước đó nên tỷ giá VND đã có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi như vừa qua. Nhờ đó, cùng với việc NHNN thực hiện đồng bộ công tác thông tin, truyền thông, khẳng định việc điều hành tỷ giá ổn định trong thời gian tới và bán can thiệp ngoại tệ, sang ngày 25/8, diễn biến thị trường ngoại hối đã có chiều hướng tích cực với thanh khoản thị trường được cải thiện, tỷ giá giảm dần và đến ngày 28/8, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã xuống mức 22.460, thấp hơn mức bán ra của NHNN 15 đồng và thấp hơn tỷ giá trần gần 100 đồng. Tỷ giá niêm yết cũng giảm mạnh cả giá mua và giá bán. Thị trường ngoại hối đã dần đi vào ổn định.
Như vậy, động thái điều chỉnh tỷ giá thời gian vừa qua và đặc biệt lần gần đây nhất (điều chỉnh ”kép” tăng tỷ giá và nới biên độ) của NHNN cho thấy đã đón đầu các biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế không chỉ từ nay đến cuối năm 2015 mà cả những tháng đầu năm 2016. Do vậy, từ nay đến cuối năm NHNN nhận thấy chưa có lý do gì để điều chỉnh tỷ giá.
Hoang Thu Thuy, Nha dau tu tai CTCK MSBS : Xin hỏi chuyên gia CTCK Bảo Việt, Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá USD sẽ tác động thế nào đến thị trường bất động sản? Liệu có thể kỳ vọng nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm mua bất động sản, hay đầu tư lớn vào các DN ngành bất động sản không, thưa ông?
Về dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài liệu có tăng lên đối với kênh đầu tư bất động sản Việt Nam phụ thuộc một phần vào biến động tương quan của các đồng tiền so với VND.
Theo quan sát của tôi, từ đầu năm VND mất giá 5,1% so với USD, 2,5% so với EUR và 5,4% so với JPY nhưng lại tăng giá so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực. Như vậy, có thể nói giá nhà Việt Nam đã rẻ hơn tương đối cho các nhà đầu tư từ Mỹ, EU hay Nhật Bản.
Tuy nhiên, để đánh giá về mức độ hấp dẫn dòng vốn ngoại của bất động sản Việt Nam cân phải đặt trong bức tranh tổng thể với tất cả các yếu tố khác của kinh tế vĩ mô.
Với những tín hiệu hồi phục của nền kinh tế, sự ấm lên của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây, cá nhân tôi cho rằng, kênh đầu tư này có sức hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Le Hoang Lan, nha dau tu tai Da Nang : Xin tư vấn các chuyên gia Tôi đang băn khoăn chọn giữa kênh mua USD hay đầu tư chứng khoán hay mua bất động sản, vì tôi vẫn nghĩ đến khả năng NHNN có thể sẽ còn điều chỉnh tỷ giá khi thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh. Tôi có danh mục khoảng gần 2 tỷ đồng và có nhu cầu đầu tư dài hạn, ít nhất là sau 1 năm, vậy tôi nên chọn cách nào?
Đối với kênh đầu tư USD, tôi không cho rằng triển vọng sinh lời sẽ cao trong một vài năm tới. Lãi suất huy động USD hiện nay đang rất thấp so với VND, trong khi đó, khả năng USD tăng giá so với VND chỉ khoảng 3 đến 5% trong các năm tới, theo đánh giá của chúng tôi.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng, áp lực cạnh tranh trong ngành là rất lớn do rào cản gia nhập ngành thấp. Điều này dẫn tới biên lợi nhuận của các công ty trong ngành ở mức tương đối thấp và rủi ro kinh doanh cao do tỷ giá thường xuyên biến động. Mặc dù về mặt lý thuyết, VND mất giá tác động có lợi đến các DN xuất khẩu thủy sản, song áp lực cạnh tranh cao sẽ khiến nhiều nhà xuất khẩu hạ giá bán sản phẩm và qua đó xóa bỏ lợi thế này.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đánh giá cao VHC nhờ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra và thị phần xuất khẩu cá tại thị trường Mỹ (thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành chế biến cá tra Việt Nam). Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của VHC có sự ổn định hơn đáng kể so với các DN cùng ngành khác.
Hiện tại, những biến động trên TTCK Trung Quốc có tác động lớn nhất đến diễn biến thị trường toàn cầu nói chung, trong đó có cả VIệt Nam. Sự lao dốc của TTCK Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua vừa là hệ quả nhưng ngược lại cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, làm suy giảm tổng cầu tiêu dùng của dân cư từ đó tác động tiêu cực đến khu vực sản xuất và ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Gần đây, không chỉ TTCK Việt Nam mà các TTCK khác cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi TTCK Trung Quốc, mà nguyên nhân cốt lõi là tâm lí bi quan của các NĐT trên toàn cầu về khả năng suy giảm của kinh tế Trung Quốc, từ đó khiến cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên kém tích cực.
Về việc Fed tăng lãi suất, chúng tôi cho rằng Fed sẽ thực hiện việc này một cách thận trọng. Chúng tôi quan sát thấy các NĐT đã có sự chuẩn bị tâm lý và hành động cụ thể, chẳng hạn như các dòng vốn vào các thị trường mới nổi đã suy giảm rõ rệt trong tháng 8, chỉ còn 35 tỷ USD từ mức 40 tỷ USD trong tháng 7. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân 60 tỷ USD/ tháng trong năm trước.
Do vậy, chúng tôi cho rằng sau quyết định của Fed về việc tăng lãi suất trong tháng 9 này, thị trường có thể chỉ bị ảnh hưởng từ 2 đến 3 phiên. Diễn biến thị trường sau đó sẽ phụ thuộc vào triển vọng kinh tế Việt Nam và tình hình kinh doanh của DN niêm yết.
Nửa đầu năm 2014 là năm mà thị trường dầu khí sôi động nhất trong 5 năm qua, giá cho thuê giàn khoan và các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2014 nên kết quả kinh doanh năm 2014 tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong vòng 5 năm qua. Điều này làm cho kết quả kinh doanh năm 2015 “có vẻ như” sụt giảm mạnh hơn. PVD cho rằng nếu nhìn lại 1 năm trước đó (năm 2013) và việc đưa giàn khoan PV DRILLING VI vào hoạt động từ tháng 3/2015 đã góp phần bù đắp vào phần doanh thu và lợi nhuận bị sụt giảm, do đó nếu nhìn từ góc độ này thì kết quả kinh doanh của năm 2015 cũng không bị sụt giảm quá lớn.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu và lợi nhuận của PVD giảm tương ứng 17% và 24%, trong đó đơn giá cho thuê giàn khoan giảm bình quân 8% so với cùng kỳ, đơn giá các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan giảm khoảng 10%. Kết quả của cả năm 2015 tuy có sụt giảm so với năm 2014 nhưng vẫn sẽ đạt được kế hoạch.
Nguyễn Ánh Loan, Long An : Xin cho hỏi Ts Nguyễn Trí Hiếu: Theo ông, liệu Fed có sớm tăng lãi suất trong tháng 9 này như các dự báo đưa ra? Fed tăng lãi suất có ảnh hưởng ra sao đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam và liệu dòng vốn này có chảy ra khỏi thị trường chứng khoán?
TTCK là một kênh đầu tư rủi ro cao và chịu tác động của rất nhiều các biến số. Trong đó, một biến số đặc biệt khó lường và khó dự đoán là tâm lý nhà đầu tư. Để giải một hệ phương trình 4 hoặc 5 biến đã là khó, trong khi để dự báo TTCK chúng ta phải giải hệ phương trình rất nhiều biến, bao gồm cả một số biến mang tính khách quan từ biến động của thị trường toàn cầu. Chính vì thế nên các quan điểm dự đoán của các chuyên gia thường có độ sai số lớn.
TTCK là hàn thử biểu của nền kinh tế nhưng độ nhạy ở mức cao nhất và dòng tiền luôn biến động trong ngắn hạn. Vì vậy, TTCK thường không đạt được điểm cân bằng dài hạn mà luôn trong tình trạng dao động từ quá mua sang quá bán và ngược lại.
Do doanh nghiệp chưa phải là công ty đại chúng, nên doanh nghiệp thực hiện thủ tục phát hành cổ phiếu tăng vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật liên quan. Tuy nhiên, sau khi tăng vốn lên từ 10 tỷ đồng và đủ 100 cổ đông trở lên, doanh nghiệp đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng, thì công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Hương Ngọc, HN : Được biết, rất nhiều nước hiện nay có chính sách thả nổi tỷ giá, trong khi giá trị VND lâu nay được neo với USD khiến giá trị thực của VND đang khá “ảo” (cao hơn giá trị thực). Vì sao chúng ta thực hiện chính sách đồng nội tệ mạnh? Quan điểm của NHNN về thả nổi tỷ giá như thế nào?Việc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái thực sự phù hợp với một nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Ở mỗi một quốc gia, việc lựa chọn một chính sách điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp tùy thuộc vào điều kiện phát triển của nền kinh tế và cấu trúc thị trường tài chính - tiền tệ, ngân hàng của quốc gia đó. Để thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi hoàn toàn đòi hỏi quốc gia đó phải có một thị trường tài chính, tiền tệ thực sự vững chắc với sự phát triển của các công cụ phái sinh.
Theo Báo cáo về Phân loại chế độ tỷ giá các quốc gia của IMF (10/2014), tính đến hết năm 2014, chỉ có 15,2% quốc gia trên thế giới được xếp vào nhóm các nước có chính sách tỷ giá thả nổi hoàn toàn, trong đó chủ yếu là các nước có thị trường tài chính phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Thụy Điển… và các nước thuộc khối Liên minh châu Âu. Còn lại gần 85% số quốc gia đều có chế độ tỷ giá có kiểm soát và việc kiểm soát chặt chẽ ở mức độ nào tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính.
Trên thực tế, chế độ tỷ giá của Việt Nam được xác định là chế độ thả nổi có quản lý (Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014). Theo đó, NHNN điều tiết tỷ giá phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ, kinh tế vĩ mô và tác động từ thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. Với cơ chế điều hành này, từ năm 2005 đến nay, đồng Việt Nam đã giảm giá khoảng 25% trong bối cảnh một số đồng tiền châu Á tăng giá, đơn cử như Nhân dân tệ trong cùng thời gian này tăng đến trên 30%. Trong 8 tháng đầu năm 2015, đồng Nhân dân tệ điều chỉnh giảm giá trên 4% trong khi đó VND được chủ động giảm giá 5%. Như vậy có thể thấy đồng Việt Nam không điều hành theo hướng tăng giá.
Diễn biến tỷ giá trong thời gian vừa qua nhìn chung đã tạo điều kiện thuận lợi để ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2011 thường xuyên tăng cao và biến động mạnh tác động tiêu cực lên lòng tin vào VND. Do đó, các tổ chức quốc tế như IMF, WB đã có những đánh giá tích cực về chính sách tỷ giá của Việt Nam, đặc biệt năm 2014, IMF đã đưa ra nhận định không có bằng chứng cho thấy VND bị định giá sai.
Như trên đã đề cập, chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn cần có những điều kiện nhất định và hiện cũng không được áp dụng phổ biến trên thế giới. Có thể thấy, việc thả nổi tỷ giá nếu điều kiện chưa đảm bảo có thể gây ra các bất ổn kinh tế nghiêm trọng. Ví dụ, việc Trung Quốc ngày 11/8 tuyên bố thay đổi cơ chế tỷ giá theo hướng thị trường hơn đã tác động rất mạnh lên tâm lý nhà đầu tư, khiến thị trường tài chính tiền tệ của Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung chao đảo, áp lực phá giá NDT đã vượt quá kỳ vọng của NHND Trung Quốc, xu hướng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn tăng mạnh, buộc NHND Trung Quốc chỉ trong chưa đầy 20 ngày cuối tháng 8 đã phải sử dụng gần 100 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định tỷ giá.
Đây là bằng chứng cho thấy việc áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi đòi hỏi phải có sự cân nhắc rất thận trọng, trong điều kiện thị trường tài chính, nhất là thị trường công cụ phái sinh, phát triển ở mức độ nhất định, nhằm giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân có cơ chế bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Nguyễn Văn Vương, 51 tuổi, Hà Nội :
Xin hỏi GS. TS Trần Ngọc Thơ. Theo ông, tỷ giá từ nay đến cuối năm liệu có thay đổi lớn nào không? Nếu Fed tăng lãi suất, NHNN sẽ phải đối phó như thế nào?
GS. TS Trần Ngọc Thơ:Tâm lý thị trường được xác định bởi những gì chính phủ tuyên bố và hành động, chính phủ là 'tay chơi' lớn nhất trên thị trường, đó là những gì mà các nhà phân tích đánh giá về điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Trung Quốc. Việt Nam có nhiều đặc điểm giống Trung Quốc, vì vậy theo tôi, ông có thể tham khảo kinh nghiệm này. Ông hãy tự đánh giá xem thời gian qua, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng nhà nước đã có những phát biểu và hành động gì, cũng như cách thức can thiệp vào thị trường ngoại hối như thế nào để tự mình đưa ra dự báo. Quan điểm cá nhân tôi, nếu từ nay đến cuối năm không có những cú sốc nào lớn thì kỳ vọng thị trường có khả năng không đi chệch quá xa so với trước đây.
Về phía hệ thống giao dịch, các quy định mới về giao dịch trong ngày trong dự thảo Thông tư hướng dẫn về giao dịch chứng khoán không đòi hỏi có sự thay đổi đến hệ thống giao dịch hiện tại của SGDCK. Nghĩa là có thể nói rằng, hệ thống giao dịch của SGDCK TP.HCM đã sẵn sàng cho việc triển khai các quy định mới. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hơn nằm tại CTCK, về hợp đồng, về hệ thống, về quy trình triển khai, về kiểm soát rủi ro, làm sao để tạo sự linh hoạt trong giao dịch cho nhà đầu tư, trong khi vẫn phải đáp ứng các điều kiện về thanh toán cuối ngày, hạn chế việc phải sử dụng quy trình hỗ trợ thanh toán.
Với việc quy định các điều kiện chặt chẽ cho các công ty chứng khoán tham gia, tôi nghĩ rằng việc cung cấp dịch vụ môi giới sẽ giới hạn ở một số công ty chứng khoán lớn, có chuyên môn nghiệp vụ vững và tài chính mạnh. Đối với các công ty này, tôi nghĩ rằng công tác chuẩn bị sẽ không quá khó khăn bởi đa phần đã phát triển sẵn hệ thống với các tính năng mở, chuẩn bị sẵn sàng cho các nghiệp vụ mới, có những chuẩn mực trong quy trình hoạt động, đặc biệt là về quản trị rủi ro. Do đó, tôi kỳ vọng các quy định mới sẽ có thể áp dụng ngay khi Thông tư Hướng dẫn về giao dịch được ký ban hành.
Về phía SGDCK, bên cạnh hệ thống giao dịch còn là hệ thống giám sát, hệ thống báo cáo… cũng cần có sự nâng cấp để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát theo các quy định mới.
Mai Anh Tuấn, nhà đầu tư tại CTCK Vietcombank : Kính gửi lãnh đạo PVD. Hiện cổ phiếu PVD có chỉ số PE chỉ dưới 6 lần, một mức định giá quá thấp. Chúng tôi, những cổ đông đang nắm cổ phiếu PVD rất chia sẻ với áp lực khách quan khi giá dầu giảm với Ban lãnh đạo PVD, nhưng cũng mong mỏi Ban lãnh đạo PVD có những giải pháp để đưa cổ phiếu của Công ty về mức định giá hợp lý. Theo quan sát của PVD, các DN cùng ngành nghề với Công ty hiện được định giá ở mức nào trên các thị trường lân cận? Với mức giá thấp như hiện nay, PVD có định mua vào cổ phiếu quỹ không, thưa ông/bà?
Nếu so sánh với UMW của Malaysia có quy mô gần như tương đối với PVD thì PE của UMW vào khoảng 9.2x, trong đó các tài sản giàn khoan của UMW đã được định giá theo giá thị trường. Như vậy có thể thấy là thị giá của PVD hiện nay là rất thấp và sẽ là cơ hội tốt để các NĐT đầu tư vào cổ phiếu PVD.
PVD sẽ xem xét và mua cổ phiếu quỹ vào thời điểm thích hợp.
Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố khách quan như: tình hình TTCK và kinh tế thế giới, yếu tố tâm lý.
Hiện tại, những biến động trên TTCK Trung Quốc có tác động lớn nhất đến diễn biến thị trường toàn cầu nói chung, trong đó có cả VIệt Nam. Sự lao dốc của TTCK Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua vừa là hệ quả nhưng ngược lại cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, làm suy giảm tổng cầu tiêu dùng của dân cư từ đó tác động tiêu cực đến khu vực sản xuất và ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thứ nhất, điều kiện đối với đồng tiền chuyển đổi:
Tiền tệ có ba chức năng: dự trữ giá trị, phương tiện thanh toán và đơn vị tính toán. Trên thị trường quốc tế, các đồng tiền được trao đổi, mua bán với nhau tuỳ theo nhu cầu phát sinh từ mục đích thanh toán hoặc đầu tư. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao được thị trường quốc tế sử dụng cả ba chức năng nêu trên.
Như vậy, đồng tiền có tính chuyển đổi cao phải đạt được điều kiện bao gồm: được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế; là đơn vị tính toán trên thị trường quốc tế và là đồng tiền dự trữ của các quốc gia.
Tính chuyển đổi của đồng tiền được đánh giá qua tính chuyển đổi trong nước và tính chuyển đổi quốc tế. Tính chuyển đổi trong nước của đồng tiền thể hiện ở khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng.
Tính chuyển đổi quốc tế của đồng tiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụng làm phương tiện trong các giao dịch thương mại, tài chính quốc tế. Chỉ có một số ít đồng tiền mạnh như Đô la Mỹ, Bảng Anh, EURO có tính chuyển đổi quốc tế là cấp độ cao (còn gọi là các đồng tiền tự do chuyển đổi). Đa số các đồng tiền còn lại có tính chuyển đổi thấp hơn, ở mức độ chuyển đổi trong nước.
So với trước đây, tính chuyển đổi của VND đã tăng lên rất nhiều do vị thế của VND liên tục được nâng lên, khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng cũng liên tục được cải thiện. Tuy nhiên, căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế, mức độ sử dụng, vị thế VND còn chưa cao, chưa được thị trường thực sự ưa thích. Về tính chuyển đổi quốc tế thì VND hầu như chưa có khả năng chuyển đổi ở nước ngoài.
Do đó, VND chưa hội đủ các điều kiện để trở thành đồng tiền chuyển đổi.
Thứ hai, về việc mua ngoại tệ trên thị trường tự do (Hà Trung, Trần Nhân Tông...)
Theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, việc mua, bán ngoại tệ phải được thực hiện tại các tổ chức được NHNN cấp phép: bao gồm các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và Đại lý đổi ngoại tệ (Đại lý đổi ngoại tệ chỉ được mua ngoại tệ, không được bán ngoại tệ, trừ các đại lý tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế). Ngoài các tổ chức trên, việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do là bất hợp pháp và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cụ thể:
- Điểm g khoản 1 Điều 24 quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:…g) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau…
Theo Thông tư 123/2015 thì trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực (ngày 1/10/2015), mới đưa vào vận hành Hệ thống cấp mã số giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm lưu ký sẽ nỗ lực để tổ chức triển khai sớm hơn và ngay từ ngày 1/10 tới, danh mục hồ sơ cấp mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được tiết giảm tối đa.
Theo quan điểm của tôi, các nhà đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn trong hoạt động đầu tư, vì tổng thể, TTCK có thể có những dao động lên xuống mạnh trong ngắn hạn. Song về dài hạn, thị trường luôn luôn diễn biến theo triển vọng của nền kinh tế vĩ mô nói chung và triển vọng lợi nhuận của các DN niêm yết nói riêng.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn cho thấy, những tín hiệu tăng trưởng khả quan. Tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 6,4 đến 6,5% trong năm nay. Lạm phát được duy trì ở mức thấp. VND mặc dù đã giảm 5% so với USD kể từ đầu năm đến nay, song, mức giảm thấp hơn rất nhiều so với các đồng tiền khác trong khu vực. Mặt bằng lãi suất được giữ ổn định, hỗ trợ mạnh mẽ cho triển vọng lợi nhuận của các DN niêm yết.
TTCK là một kênh đầu tư rủi ro cao và chịu tác động của rất nhiều các biến số. Trong đó, một biến số đặc biệt khó lường và khó dự đoán là tâm lý nhà đầu tư. Để giải một hệ phương trình 4 hoặc 5 biến đã là khó, trong khi để dự báo TTCK chúng ta phải giải hệ phương trình rất nhiều biến, bao gồm cả một số biến mang tính khách quan từ biến động của thị trường toàn cầu. Chính vì thế nên các quan điểm dự đoán của các chuyên gia thường có độ sai số lớn.
Khái niệm “Chiến tranh tiền tệ” có nghĩa là khi nhiều nước đồng thời sử dụng chính sách giảm giá đồng tiền của mình để thúc đẩy xuất khẩu và kích thích kinh tế. Trên thực tế, sau khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng NDT ngày 11/8 và thay đổi cơ chế ấn định tỷ giá, đồng tiền của nhiều quốc gia mới nổi cũng bị giảm giá theo khi giới đầu tư bán tháo các đồng tiền nội địa và tăng cường nắm giữ USD do lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong tuần ngay sau đó, tỷ giá của các đồng tiền này đã dần phục hồi trở lại. Như vậy, có thể thấy, việc đồng tiền các quốc gia bị mất giá là do cung cầu trên thị trường chứ không phải xuất phát từ việc các quốc gia đặt mục tiêu sử dụng chính sách giảm giá đồng tiền để tăng cường sức cạnh tranh.
Trong cuộc họp thượng đỉnh các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng của 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nước cũng đã cam kết kiềm chế việc phá giá tiền tệ nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. Như vậy, không thể và không nên nói đây là một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Rõ ràng trước khi đầu tư vào bất kỳ DN này, các nhà đầu tư đều phải nghiên cứu kỹ bản cáo bạch, báo cáo tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của DN, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ, biến động yếu tố đầu ra, đầu vào, biến động hàng tồn kho…. Một khi hiểu rõ được các DN thì việc dự báo được doanh thu lợi nhuận là khá sát. Hơn nữa việc liên lạc thường xuyên với DN mình quan tâm là điều cần thiết để có thông tin chuẩn xác kết quả kinh doanh. Nhìn qua diễn biết hoạt động KH của DN, các yếu tố cơ bản và nhất là diễn biến giá cổ phiếu hiện nay ta có thể dự báo được DN nào có kết quả KD tốt trong quý III này. Có thể kể đến như: DPM, VCB, HPG, TCM…
Để giúp nhà đầu tư cũng như các thành viên thị trường tiếp cận thông tin trực diện từ DN và có những phân tích đa chiều, sâu sắc về những diễn biến lớn, Báo Đầu tư đã mời tới cuộc giao lưu các chuyên gia, nhà quản lý đến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chuyên gia Viện Dầu khí, lãnh đạo Sở GDCK TP. HCM, lãnh đạo DN niêm yết, đại diện các CTCK.
Bắt đầu Giao lưu trực tuyến Dự cảm TTCK cuối năm 2015 trước biến động của giá dầu, tỷ giá (tại trụ sở Báo Đầu tư, 47 Quán Thánh, Hà Nội) |
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu