
-
ASEAN là cửa ngõ và then chốt cho tiến trình hội nhập của Việt Nam
-
Gia nhập ASEAN là một quyết định sáng suốt, kịp thời và đúng đắn
-
Giá xăng dầu bán lẻ tại Mỹ rơi sâu
-
Giá dầu quay đầu giảm trước thềm OPEC+ họp
-
Kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm, mang nhận dạng ban đầu của suy thoái -
Covid-19 và xung đột tại Ukraine phủ bóng lên lợi nhuận hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft, Google
![]() |
Người qua đường di chuyển trong một trung tâm mua sắm ở Tokyo. Ảnh: AFP |
Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới - có khả năng đã tăng trưởng 2,5% trong quý II/2022 sau mức suy giảm 0,5% trong quý I, theo kết quả dự báo trung bình của 17 nhà kinh tế với hãng tin Reuters. Các nhà kinh tế cho rằng, động lực tăng trưởng quý II của Nhật Bản chủ yếu đến từ sức chi tiêu của khu vực tư nhân với mức tăng khoảng 1,3%, chiếm hơn một nửa GDP.
Ngoài ra, chi phí tài sản cố định trong quý II có khả năng tăng 0,9% trong khi nhu cầu hàng hóa dịch vụ bên ngoài Nhật Bản ước tính đóng góp thêm 0,1 điểm phần trăm vào tăng trưởng cả quý.
Ông Saisuke Sakai, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Công ty Nghiên cứu và Công nghệ Mizuho (MRT) cho rằng, sự phục hồi trong tiêu dùng sau khi các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 dần được gỡ bỏ đã thúc đẩy tăng trưởng quý II. Điểm chú ý khác là đầu tư của doanh nghiệp trong quý II cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sau thời gian bị trì hoãn.
Tuy nhiên, nguồn số liệu khác lại cho thấy, rất có thể số dư tài khoản vãng lai tháng 6 của Nhật Bản chứng kiến mức thâm hụt đầu tiên kể từ tháng 1/2022 do nhập khẩu tăng vọt. Ước tính mức thâm hụt trung bình là 703,8 tỷ yên (tương đương 5,29 tỷ USD), theo Reuters.
Đối với quý III, giới phân tích lo ngại nền kinh tế Nhật Bản đối mặt với rủi ro ngày càng tăng, bao gồm rủi ro từ suy thoái kinh tế toàn cầu và nguy cơ dịch dịch Covid-19 tái bùng phát trong nước.
Ông Saisuke Sakai đánh giá, tốc độ phục hồi của Nhật Bản sẽ chậm hơn trong quý III/2022 bởi các hộ gia đình có thể trở nên thận trọng hơn trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát do biến chủng mới, cùng với các yếu tố rủi ro khác như giá cả tăng cao và nền kinh tế toàn cầu chững lại.
Kết quả thăm dò lần này của Reuters cho thấy giá bán sỉ tại Nhật Bản trong tháng 7 ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và tốc độ tăng này đã giảm dần trong tháng thứ ba. Trước đó, giá bán sỉ tăng kỷ lục 9,9% trong tháng 4.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến công bố dữ liệu giá bán sỉ vào sáng ngày 10/8 và 5 ngày sau đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố số liệu GDP sơ bộ quý II.

-
Các nước EU phê chuẩn thỏa thuận cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ -
ASEAN là cửa ngõ và then chốt cho tiến trình hội nhập của Việt Nam -
Giới phân tích: Kinh tế Nhật Bản đã phục hồi trong quý II/2022 -
Khủng hoảng khí đốt chưa từng có đe dọa triển vọng kinh tế châu Âu -
Gia nhập ASEAN là một quyết định sáng suốt, kịp thời và đúng đắn -
Giá xăng dầu bán lẻ tại Mỹ rơi sâu -
Đức sẵn sàng bàn giao tuabin đường ống khí đốt Nord Stream 1 cho Nga
-
Cụm trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt được vinh danh tại Giải thưởng Môi trường Việt Nam
-
CADA đánh dấu trăm năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta
-
Những "họa sỹ nhí" từ cuộc thi "Kì nghỉ mơ ước" cùng Mường Thanh sắp lộ diện
-
PJICO tiếp tục nằm trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2022
-
KBank vào thị trường Việt Nam với mục tiêu tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm tới
-
“Muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm”