
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Chính phủ Nhật Bản đã triển khai gói cứu trợ gần 108.000 tỷ yên và đang lên kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp quy mô nhỏ. Ảnh: AFP |
Văn phòng Nội các Nhật Bản hôm nay 18/5 công bố GDP quý I/2020 của nước này giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái khi các trụ cột của nền kinh tế đều suy yếu. Cụ thể, xuất khẩu lao dốc 21,8% trong khi đầu tư nhà ở tư nhân giảm mạnh 17% và chi tiêu hộ gia đình giảm 3,1%.
Các nhà phân tích cho rằng thứ tồi tệ hơn có thể sẽ đến bởi dưới thời Covid-19 nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến thứ Hai. Hãng tin AP dẫn số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật sau khi suy giảm trong 2 quý liên tiếp. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sụt giảm 1,9% trong quý IV/2019, “đứng im” trong quý III/2019 và chỉ tăng 0,5% trong quý trước đó.
Nhật Bản đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 vì nền kinh tế này phụ thuộc nhiều vào hoạt động giao thương với Trung Quốc và Mỹ. Các hoạt động du lịch, vận tải và thương mại giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác điều bị thu hẹp trong bối cảnh các nước phong tỏa nền kinh tế chống dịch Covid-19.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo, bức tranh tài chính mà các “ông lớn” như Toyota Motor công bố khá ảm đạm. Một số nhà sản xuất đã không đưa ra dự báo tăng trưởng cho năm tài khóa 2020 trong bối cảnh lợi nhuận lao dốc khi người dân “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu và ở nhà chống dịch Covid-19.
Đối phó với dịch Covid-19, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai gói cứu trợ gần 108.000 tỷ yên (tương đương 1 tỷ USD), đồng thời đang lên kế hoạch cấp phát tiền mặt và hỗ trợ doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Đến nay, hơn 16.000 người tại Nhật Bản mắc Covid-19 và trên 700 người tử vong vì virus này. Tuy nhiên, những con này được đánh giá là khá thấp đối với một quốc gia có dân số già nhất thế giới và những thành phố “đậm đặc” về dân cư.
Tuần trước, Nhật Bản đã nới lỏng tình trạng khẩn cấp trên hầu hết lãnh thổ nhưng vẫn duy trì các biện pháp hạn chế đối với “điểm nóng” dịch bệnh Tokyo. Nhiều địa điểm tại Nhật Bản bắt đầu mở cửa trở lại, nhưng các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng được dự báo chưa thể hồi phục sớm.
Theo Robert Carnell, Giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Tập đoàn tài chính và ngân hàng ING, thiệt hại mà đại dịch gây ra đối với khu vực tư nhân của Nhật Bản sẽ vẫn dai dẳng ngay cả khi nhu cầu của người dân tăng cao nhờ hỗ trợ của Chính phủ nước này.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt