-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Thông tin chi tiết chưa được tiết lộ, song chủ đầu tư của cả hai nhà mạng Vietnamobile và Gmobile đều đã nộp các hồ sơ cần thiết lên các cơ quan chức năng để xin chuyển đổi mô hình hoạt động của mình.
Cụ thể, Hanoi Telecom và Hutchison Asia Telecommunications (Hồng Kong) - chủ sở hữu thương hiệu Vietnamobile - xin chuyển đổi từ mô hình hợp tác kinh doanh (BCC) sang thành công ty cổ phần; Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel) - chủ sở hữu thương hiệu Gmobile - sẽ chuyển từ hình thức đầu tư trong nước sang đầu tư nước ngoài và nhiều khả năng sẽ là liên doanh với một đối tác nước ngoài để triển khai việc đầu tư, kinh doanh hạ tầng mạng viễn thông.
Vietnammobile đang “hun nóng” thị trường viễn thông Việt Nam |
Không chỉ là “xin chuyển đổi hình thức đầu tư”, nguồn tin riêng của Báo Đầu tư cho biết, Vietnamobile sẽ nâng vốn đầu tư thêm 210 triệu USD. Con số của Gtel thậm chí còn khủng hơn rất nhiều: lên tới 2 tỷ USD.
Chi tiết các dự án này chưa được công bố. Và cũng còn phải mất nhiều thời gian để cả hai nhà mạng này nhận được sự chấp thuận chủ trương từ Chính phủ Việt Nam cũng như hoàn tất các thủ tục đầu tư cần thiết. Song nhìn vào các động thái này có thể thấy, cả Vietnamobile và Gmobile đang sẵn sàng “nghênh chiến” với 3 đại gia Viettel, Vinaphone và MobiFone.
Có thể, hơi quá khi nói rằng đó là sự “nghênh chiến”, nhưng rõ ràng, những nỗ lực này của Gmobile và Vietnamobile không gì khác ngoài mục tiêu giành thêm thị phần trên thị trường viễn thông rất “béo bở” của Việt Nam.
Hiện, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn đang nằm trong tay ba “con voi” Viettel, Vinaphone và MobiFone, với trên 90% thị phần. Sách Trắng công nghệ thông tin năm 2014 cho biết, Vietnamobile chỉ chiếm 4,07% thị phần, còn Gmobile chiếm 3,22% thị phần dịch vụ điện thoại di động 2G và 3G. Trong khi đó, với thị trường dịch vụ điện thoại 2G, thì thị phần của Gmobile là 3,83% và Vietnamobile là 4,43%.
Chưa có số liệu thị phần của năm 2015, song báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm qua, MobiFone đạt tổng doanh thu pháp lệnh khoảng 36.900 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 7.395 tỷ đồng. Trong khi đó, con số ở Viettel là doanh thu 222.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 45.800 tỷ đồng. Còn tại VNPT, tổng doanh thu của doanh nghiệp này ước đạt 89.122 tỷ đồng, trong đó doanh thu kinh doanh viễn thông - CNTT đạt 80.811 tỷ đồng.
Cả ba nhà mạng này cũng đều đạt kết quả tăng trưởng thuê bao ấn tượng, với 29,7 triệu thuê bao của Vinaphone, tăng 3,3 triệu thuê bao so với cuối năm 2014. Với MobiFone, riêng thuê bao phát triển mới đã đạt 15 triệu thuê bao, vượt 33,6% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, Viettel phát triển thêm 6,8 triệu thuê bao, lũy kế toàn mạng 56,4 triệu thuê bao trong năm qua.
Trong khi đó, với chất lượng mạng lưới ổn định, độ phủ sóng gần 63 tỉnh thành trên cả nước, năm 2015, số thuê bao di động 2G và 3G của Vietnamobile ước đạt gần 11 triệu thuê bao. Năm 2015, nhà mạng này ước đạt tổng doanh thu 9.950 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 177 tỷ đồng.
So sánh các con số để thấy sự lép vế của hai nhà mạng Vietnamobile và Gmobile tại thị trường Việt Nam. Do vậy, dù tăng vốn đầu tư và thực hiện tái cấu trúc lại, họ cũng sẽ chưa phải là mối đe dọa đối với ba đại gia Việt Nam. Song rõ ràng, động thái này của hai nhà mạng nước ngoài, sẽ “hun nóng” thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới. Và chẳng sớm thì muộn, không ít thì nhiều, các ông lớn cũng sẽ phải để ý tới động thái của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tất nhiên, kết quả cuối cùng tới đâu, sẽ còn phải chờ đợi. Trước hết chờ hai nhà mạng này hoàn tất các thủ tục đầu tư cần thiết. Và chờ các động thái tái cấu trúc tiếp theo, xem khoản vốn mà họ bỏ ra, sẽ được đầu tư vào đâu và nhằm mục đích gì, có hiệu quả hay không...
Thực tế thì thị trường viễn thông Việt Nam nhiều năm qua, dù rất tiềm năng nhưng lại không có quá nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài. Trước đây, SK Telecom (Hàn Quốc) và VimpelCom (Nga) đều lần lượt tham chiến ở thị trường Việt Nam, song rồi cũng đã lần lượt rút lui, khiến các thương hiệu Sfone rồi Beeline chỉ còn là dĩ vãng.
Hiện, chỉ còn nhà đầu tư nước ngoài duy nhất là Hutchison Asia Telecommunications ở lại với thị trường viễn thông Việt Nam, nhưng kết quả kinh doanh cũng không mấy khả quan.
Sắp tới, sẽ thêm một đối tác mới của Gtel. Tên tuổi của đối tác này chưa được tiết lộ, bởi thế “sóng” trên thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian sắp tới thế nào sẽ càng thêm bí ẩn.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025