-
Ladophar đạt chứng nhận Halal, mở rộng cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế -
Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành chăn nuôi Việt Nam -
Đồng Tháp tiên phong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp -
Đẩy nhanh viện trợ ứng phó khẩn cấp thảm họa thông qua giải pháp bảo hiểm -
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình
Con số chứa đựng nhiều điểm nghẽn
Hơn 173.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 10 tháng qua khiến TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lo lắng. Trong bảng tính tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường so với doanh nghiệp rút lui của ông, xu hướng thấp dần xuống (xem bảng).
Tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường/doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nguồn: TS. Nguyễn Đình Cung |
“Tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân cũng đang ở mức thấp, khoảng 7,1%, dù đã hồi phục theo từng quý, song vẫn quá thấp so với nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như so với năng lực của khu vực này”, ông Cung bổ sung các vấn đề đáng quan tâm từ số liệu thống kê.
So với giai đoạn trước dịch, cụ thể là 2014-2019, tăng trưởng của khu vực này luôn trên 10%. Năm 2017 ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục là 17%. “Tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong 5 năm đó đã góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam các năm 2017-2019. Nếu không thúc đẩy đầu tư tư nhân, tạo không khí mới trong đầu tư phát triển, thì GDP không thể có được mức tăng đột phá trong giai đoạn tiếp theo”, TS. Cung khẳng định.
Tuy nhiên, điều ông Cung lo ngại hơn cả là, những khó khăn của doanh nghiệp dường như vẫn quá nhiều, quá lâu được giải quyết. “Tôi không hiểu tại sao những kiến nghị của doanh nghiệp chậm được giải quyết đến vậy. Điểm lại, vẫn là các vấn đề về hoàn thuế, tiếp cận tín dụng, đất đai, gỡ bỏ điều kiện kinh doanh không phù hợp... Nhiều vấn đề đã có cách giải quyết, nhưng vẫn không được xử lý dứt điểm”, ông Cung đặt vấn đề khi liên tục nhận được các kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngành nhôm xuất khẩu rất khó, nhưng kiến nghị nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Ảnh: Đức Thanh |
Sự bất an của cộng đồng kinh doanh
Bà Lý Thị Ngân, Chánh văn phòng Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam (VAA) không biết nói thế nào cho hết nhẽ về những khó khăn của doanh nghiệp trong ngành. “Doanh nghiệp xuất khẩu rất khó, nhưng kiến nghị thì nhiều năm rồi vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi tiếp tục kiến nghị điều chỉnh khung thuế và giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm từ nhôm dạng thanh, que, hình mã HS 7604 từ 5% về 0%...”, bà Ngân nói.
Kiến nghị trên đã được VAA gửi tới Bộ Tài chính nhiều lần, đề nghị báo cáo Chính phủ, Quốc hội, bắt đầu từ năm 2018, khi phát hiện bất cập trong thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Suốt từ đó, VAA cũng như các thành viên đã nhiều lần nhắc lại, nhưng đến nay vẫn không nhận được phản hồi.
Lý do là nhóm sản phẩm nhôm định hình - thuộc mã HS 7604 - là sản phẩm đã qua chế biến trên dây chuyển sản xuất, cần sự đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi nhà máy và cần sự nghiên cứu, phát triển để biến từ nhôm nguyên liệu thành nhôm định hình, đang phải chịu mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Trong khi đó, sản phẩm có mã HS 7610 được gia công đơn giản như cắt, gọt, đục đệm... với chi phí đầu tư thấp từ sản phẩm nhôm định hình lại có mức thuế suất 0%. “Điều này là sự thiếu công bằng với các nhà sản xuất nhôm định hình Việt Nam”, bà Ngân chia sẻ quan điểm của VAA.
Đặc biệt, bà cho biết, nhóm sản phẩm này bị áp thuế xuất khẩu trong ngưỡng từ 5% đến 40% khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Hoa Kỳ - đối tác lớn nhất của ngành nhôm hiện nay.
VAA không phải là hiệp hội mòn mỏi nhất với kiến nghị nhiều năm trời.
Ngày 5/11 vừa qua, 5 hiệp hội, ngành hàng lại ký chung công văn gửi Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Ban Soạn thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. 5 hiệp hội đó là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Sản xuất nước mắm TP. Phú Quốc và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao. Kiến nghị này được gửi sau cuộc họp ngày 30/10 của Bộ Y tế để lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định trên.
“Chúng tôi thấy rằng, kết quả cuộc họp chưa phản ánh đầy đủ và chính xác các quan ngại của chúng tôi về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định về muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Vasep làm rõ lý do của công văn trên.
Theo ông Nam, các doanh nghiệp luôn ủng hộ tuyệt đối chính sách bổ sung vi chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe người dân, trong đó có giải pháp bắt buộc i-ốt cho muối, gia vị dạng rắn dùng trong các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
“Chỉ có một điểm duy nhất chúng tôi quan ngại và kiến nghị là quy định dùng muối bổ sung i-ốt, bột mỳ bổ sung sắt, kẽm trong chế biến thực phẩm, vì nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam yêu cầu không sử dụng muối có bổ sung i-ốt, như Nhật Bản, Australia và yêu cầu có giấy xác nhận cam kết sản phẩm không dùng loại muối này. Điều này tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam”, ông Nam giải trình chi tiết.
Trong công văn trên, các hiệp hội kiến nghị loại trừ sản phẩm thực phẩm xuất khẩu khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Việc bổ sung vi chất trong muốn, bột mỳ trong chế biến thực phẩm được đề nghị là khuyến khích. Ngoài ra, các hiệp hội kiến nghị cho phép sản xuất, nhập khẩu muối không bổ sung i-ốt để đáp ứng các nhu cầu riêng.
Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển, thay vì quản lý
Kiến nghị của 5 hiệp hội liên quan đến Nghị định 09/2016/NĐ-CP không mới, thậm chí đã được Chính phủ đưa vào phần việc phải làm trong Nghị quyết 19/2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP theo hướng: bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a, khoản 1, Điều 6; bãi bỏ quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b, khoản 1, Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.
“Những giải pháp này đều xuất phát từ yêu cầu hợp lý của người kinh doanh. Có lẽ, thành công của giai đoạn cải cách môi trường kinh doanh những năm 2014-2019 là những người làm chính sách mang tâm thế của người thúc đẩy phát triển, thay vì người quản lý nhà nước”, TS. Cung nhìn nhận.
Không phải ngẫu nhiên ông Cung nhắc đến thời điểm này. Nhìn lại, những năm 2014-2019 là thời điểm môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam có bước thăng hạng đột phá. Kể từ năm 2014, năm đầu tiên Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/2014/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam chính thức lấy thước đo là thứ hạng so với các nền kinh tế trong khu vực, cũng như các bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Đáng nói là, cải cách không chỉ để thăng hạng trên các bảng xếp hạng toàn cầu, mà quan trọng hơn là bãi bỏ thực chất các vướng mắc, các rào cản đối với hoạt động kinh doanh, làm cho môi trường kinh doanh thật sự thông thoáng, thuận lợi.
Bãi bỏ, đơn giản hóa quy định về điều kiện kinh doanh là kế thừa công cuộc cải cách đã từng có trước đây, nhưng quy mô, mức độ và tính quyết liệt của cải cách lần này lớn hơn nhiều so với trước. Nhờ đó, hàng ngàn điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ; hàng ngàn điều kiện khác đã được bổ sung, sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
“Tôi cho rằng, tâm trạng của môi trường kinh doanh, môi trường chính sách khi đó đã tạo nên thay đổi bước ngoặt, từ đó tạo nên sự nhảy vọt về tăng trưởng. Thời điểm này cũng đang cần sự nhảy vọt như vậy và đang có cơ sơ để đạt được khi Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói rằng, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm, phải gỡ điểm nghẽn thể chế...”, ông Cung nhấn mạnh.
Tuy nhiên, những xoay chuyển tư duy này không chỉ ở giới công chức chung chung, mà cần bắt đầu từ nhiều vị trí lãnh đạo...
-
Đẩy nhanh viện trợ ứng phó khẩn cấp thảm họa thông qua giải pháp bảo hiểm -
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024