-
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết -
Mailand Hanoi City tưng bừng ngày hội Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề lần thứ 3 -
Hà Nội tăng cường các biện pháp điều hành, bình ổn giá dịp cuối năm 2024 -
Tôm Việt vào tầm ngắm, doanh nghiệp tìm giải pháp để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ -
Kích cầu tiêu dùng hàng sản xuất trong nước dịp cuối năm -
Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024: Thúc đẩy nông nghiệp hiện đại và kết nối thị trường
Tự chủ nguyên phụ liệu xuất còn yếu
Theo Bộ Công thương, dự báo trong năm 2024, ngành dệt may tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực trong 6 tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể vượt 45 tỷ USD trong năm 2024. Thế nhưng trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt khoảng chỉ đạt khoảng 46 - 47%. Có thể thấy, khả năng nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam chưa lớn, chưa mang lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa.
Do đó, một trong chủ trương của các cơ quan quản lý Nhà nước và mong muốn của Hiệp hội Dệt may Việt Nam là thu hút vốn FDI vào phát triển khâu thượng nguồn, hướng tới tự chủ nguyên phụ liệu cho sản xuất.
Doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu quốc tế. |
Tuy nhiên, đến nay định hướng cũng như mong muốn này chưa đạt kỳ vọng, phần lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn phải nhập khẩu.
Một số doanh nghiệp ngành dệt may bày tỏ, hiện doanh nghiệp đang phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên phụ liệu.
Bà Phoebe Trương, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Dệt may Liên Phương (LPtex) thông tin, hiện tại, tùy vào từng mặc hàng mà doanh nghiệp phải nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu ở các quốc gia khác nhau.
Với sản phẩm 100% từ wool (vải len - loại vải dệt được tạo thành từ lông cừu hay lông các loại động vật khác như lạc đà, dê, thỏ…), LPtex sẽ nhập khẩu từ Úc. Với nguồn nguyên liệu là sợi có thể tái chế, doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc vì trong nước vẫn chưa thể thực hiện được. Do đó, giá thành mỗi sản phẩm sẽ tăng từ 5-15%, tùy vào nguồn cung của thị trường và giá trị nguyên liệu để sử dụng cho sản phẩm”, bà Phoebe Trương chia sẻ.
Có thể thấy, nguyên nhân của vấn đề này là bởi khâu dệt, nhuộm trong nước còn yếu, buộc phải nhập lượng lớn nguyên liệu vải để sản xuất.
Đồng tình với ý kiến, bà Trần Thị Trà My, Đại diện Công ty TNHH VietKai thông tin, đa số các nguyên phụ liệu thân thiện với môi trường đều được nhập khẩu từ Trung Quốc vì Việt Nam vẫn chưa có nhà máy nào đủ năng lực sản xuất.
Tại Việt Nam vẫn có một số nguyên phụ liệu thân thiện với môi trường để sản xuất như: Lá sen, bột ngô… nhưng kỹ thuật chưa được nâng cao, quy trình làm ra sản phẩm kỳ công và không được bảo quản lâu… dẫn đến giá thành cao hơn so với thành phẩm tại Trung Quốc vì hệ thống sản xuất cao, nhân công rẻ hơn, kỹ thuật hiện đại”, bà Trà My cho hay.
Cần cơ chế, chính sách đủ mạnh
Giai đoạn từ nay đến 2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa.
Cần những chính sách đủ mạnh để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. |
Hiện nay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung; có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm, giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do.
Ngoài ra, trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Bộ Công thương cũng đề ra một số giải pháp về đổi mới công nghệ, nhất là với dệt, nhuộm hoàn tất nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt.
Được biết, để hỗ trợ ngành dệt may, da giày chủ động được nguyên phụ liệu cho sản xuất, Bộ Công thương đã làm việc với Hiệp hội Da giày Việt Nam về đề xuất thành lập Trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên phụ liệu. Đây sẽ là nơi tập trung mẫu, phân phối nguyên phụ liệu, đầu tư, chuyển giao công nghệ và giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhiều doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Trung tâm sẽ sớm được thành lập nhằm gỡ được nút thắt về nguyên phụ liệu.
Đưa ra những giải pháp ở tầm vĩ mô hơn, đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công thương cho rằng: “Cần có cơ chế nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong sản xuất nhằm “thúc” công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển”.
-
Mailand Hanoi City tưng bừng ngày hội Sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề lần thứ 3 -
Hà Nội tăng cường các biện pháp điều hành, bình ổn giá dịp cuối năm 2024 -
Xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản vùng miền -
Công nghệ số: “Chìa khóa” tối ưu hóa quản lý chăn nuôi -
Hà Nội bảo đảm nguồn cung nông sản Tết Ất Tỵ 2025 -
Giá xăng RON 95 tiến sát 21.000 đồng/lít -
Tôm Việt vào tầm ngắm, doanh nghiệp tìm giải pháp để tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam