
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024)
-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
Tham dự hội thảo có lãnh đạo của các cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội; Lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Đặc biệt, hội thảo còn thu hút các nhà khoa học đầu ngành trong nước, các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các chuyên gia nổi tiếng về biến đổi khí hậu đến từ Bắc Mỹ và Châu Á.
Về phía đơn vị tổ chức Hội thảo, Nhà xuất bản Springer có ông Luc Hens - Tổng biên tập cùng các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi toàn cầu, biến đổi khí hậu, kinh tế xanh; Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển cùng các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Trường đã tham dự hội thảo.
![]() |
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều học giả trong và ngoài nước |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh, đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi hội thảo về Kinh tế, Phát triển và Bền vững (EDESUS) mà Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sẽ tổ chức hàng năm.
Chủ đề của Hội thảo liên quan đến những thay đổi toàn cầu và phát triển bền vững ở Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á. Hội thảo cũng bao gồm các chủ đề rộng hơn như kinh tế và kinh doanh, phát triển và bền vững, tài nguyên và thay đổi toàn cầu.
Kỷ yếu Hội thảo EDESUS 2019 sẽ được Springer xuất bản bao gồm các bài báo về những thay đổi toàn cầu và phát triển bền vững cả ở Việt Nam và các nước Châu Á, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế cho hay.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu khai mạc Hội thảo |
Ông Luc Hens đánh giá, hội thảo được tổ chức đúng vào thời điểm các nước cần có những chính sách phù hợp để đối phó với các vấn đề về phát triển bền vững và môi trường.
“Những tham luận tại Hội thảo hứa hẹn sẽ mang lại những góc nhìn mới, những cách tiếp cận mới trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay”, ông Luc Hens nói.
Hội thảo được chia làm 7 phiên làm việc: 2 phiên toàn thể và 5 phiên song song, tập trung vào 3 chủ đề chính:
(1) Kinh tế và kinh doanh: đề cập đến các lý thuyết về kinh tế, chính sách về kinh tế vĩ mô, các vấn đề về năng suất chất lượng, chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế ngành và doanh nghiệp, kinh tế và kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kinh tế tri thức, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
(2) Phát triển và bền vững: đề cập đến các chính sách phát triển, khoa học bền vững, chính sách và luật pháp phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thách thức đối với sự phát triển bền vững, các tiếp cận tích hợp cho phát triển bền vững, trắc lượng tính bền vững, các công cụ cho phát triển bền vững, giáo dục vì sự phát triển bền vững, du lịch bền vững.
(3) Tài nguyên và biến đổi toàn cầu: tập trung nghiên cứu các vấn đề về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, văn hóa và di sản, thị trường đất đai và bất động sản, biến đổi xã hội, toàn cầu hóa, đô thị hóa, ô nhiễm và xung đột môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu, các vấn đề an ninh phi truyền thống, khu vực học, viễn thám - GIS và quy hoạch không gian.
![]() |
Các diễn giả tập trung thảo luận 3 chủ đề chính về kinh tế, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Giáo sư Sarah Turner đến từ Trường ĐH McGill, Canada trình bày tham luận tại Hội thảo |
Các phiên thảo luận có sự góp mặt của các giáo sư uy tín đến từ Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và sự tham gia đông đảo của sinh viên Khoa Kinh tế Phát triển. Nội dung các phiên nhỏ xoay quanh lĩnh vực kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học trao đổi chuyên môn và gặp gỡ tìm kiếm các cơ hội hợp tác
Hội thảo được kỳ vọng là cầu nối giữa sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với các nhà khoa học, đối tác nước ngoài, từ đây sẽ mở ra nhiều cơ hội du học, trao đổi, hội thảo, viết bài báo quốc tế giữa các bên. Tiếp nối Hội thảo Quốc tế lần 1 sẽ là Hội thảo thứ 2 dự kiến được tổ chức vào năm 2020 với chủ đề “Tính bền vững của tiểu vùng sông Mekong mở rộng”.
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu -
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển