-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Trong những lần huấn luyện tân binh, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software luôn nói về bài học “go global” của Tập đoàn Viettel và so sánh với con đường của FPT, cùng nhận xét: “Nếu có công ty Việt Nam nào thực sự là công ty global thì đó là Viettel”. Duyên nợ của ông Tiến với Viettel là “suýt trở thành nhân viên của công ty này”.
Ấn tượng khó phai với ông Tiến là tầm nhìn của những người đứng đầu Viettel hơn 10 năm về trước khi nói về chiến lược “go global”. “Viettel đặt mục tiêu có thị trường 500 triệu người dùng, mà Việt Nam dân số chỉ có gần 100 triệu. Như vậy, để có được 500 triệu thì chỉ một con đường duy nhất là ‘go global’. Tầm nhìn rất đơn giản, rõ ràng”, ông Tiến viết trên trang cá nhân của mình vào đúng ngày Tập đoàn Viettel kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1/6/2019).
Người đứng đầu công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam còn bổ sung thêm một ví dụ thú vị về “Make in Vietnam” với Viettel: “Nghiên cứu công nghệ cao, kể cả vũ khí thiết bị quốc phòng... là điều mà tôi luôn nghĩ về ‘Make in Vietnam’, ‘Made by Fsoft’. Vậy mà các bạn Viettel làm được, thật kính trọng”.
Đó là nhận xét được đưa ra khi ông Tiến thắc mắc về chuyện radar của Viettel có cánh sóng chiếu thẳng vào phòng của mình và được nghe giải thích của một lãnh đạo Tập đoàn này: “Radar của bọn em tiêu chuẩn mới, cực hiện đại, không thể ảnh hưởng đến các anh”. Và ông Tiến sau khi đọc tài liệu nước ngoài, tham khảo cả chuyên gia “xịn” thì thấy giải thích của Viettel “có vẻ đúng, dù chưa yên tâm”.
Nguyễn Đình Thành Công – chàng trai Quảng Trị từng được học bổng vào Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ) thì viết trên trang cá nhân: “30 năm nay, Viettel đã cần mẫn viết nên và chinh phục khát vọng Việt. Không cần đợi đến năm 2019 với khẩu hiệu Make in Vietnam, người Viettel đã nghĩ đến chuyện đó. Và họ làm được”.
Chàng trai này cũng trích dẫn một câu nói nổi tiếng: “Cách mạng là biến những điều bình thường thành phi thường, nhưng cách mạng hơn là biến những điều phi thường thành bình thường” và cậu chia sẻ sự ngưỡng mộ vì: “Viettel đã thực hiện được những điều tưởng như không thể ấy”.
Trong khi đó, một người làm trong lĩnh vực truyền thông có duyên nợ với Viettel từ những ngày đầu tham gia thị trường viễn thông là ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group. Công ty của ông Vinh là agency quảng cáo đầu tiên của Viettel.
Chuyên gia truyền thông này nhận xét: ngay từ khi mới xây dựng, thương hiệu Viettel đã lấy con người làm gốc, tạo ra sự hấp dẫn, tò mò bằng cách thể hiện những cam kết tham gia vào quá trình giải quyết các thách thức xã hội, xây dựng tương lai và “họ thực hiện điều này một cách vô thức khi làm viễn thông”.
Điều đó cũng giải thích vì sao, thương hiệu Viettel với slogan nổi tiếng “Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way)” đã vượt ra ngoài giới hạn của nhãn hiệu, của sản phẩm, tự đặt mình vào những hành động mạnh mẽ, trực tiếp tham gia giải quyết một vấn đề xã hội. “Các chuyên gia gọi hiện tượng này là Brand Activism –thương hiệu trở thành nhà hành động xã hội”, Chủ tịch Le Group nhận xét.
Còn ông Nguyễn Đình Thành, Giám đốc PR Elite School thì chia sẻ câu chuyện mình thấy trên tường phòng họp ở trụ sở Tập đoàn Viettel: “Mỗi sáng ở Châu Phi, khi thức dậy, linh dương biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị chết. Mỗi sáng khi thức dậy, sư tử biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói. Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay linh dương mà là khi mặt trời mọc bạn nên bắt đầu chạy".
“Tôi thích cái cách họ tự răn mình thế này”, ông Thành nhận xét và cho biết “Viettel có lẽ là công ty xuất hiện nhiều nhất trong các bài giảng tại Elite PR School”.
Trong 3 năm gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã 3 lần đến thăm và làm việc tại Viettel. |
Tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viettel, trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc đến những khẩu hiệu trong hội trường, hành lang, nhà làm việc tại trụ sở mới của Viettel. Ông nói: “Đó là những triết lý hết sức sâu sắc, toát lên bản sắc văn hoá, tinh thần làm việc, thái độ và khát vọng của Viettel”. Người đứng đầu Chính phủ nhận xét, văn hoá, triết lý, tinh thần Viettel là sức mạnh của Tập đoàn này. Trong 3 năm gần đây, Thủ tướng đã 3 lần đến thăm và làm việc tại Viettel.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025