-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Tâm điểm chú ý của thị trường tuần qua vẫn là Ngân hàng Nhà nước hút ròng 90.000 tỷ đồng tín phiếu, nhiều nhà đầu tư e sợ đây là tín hiệu sớm cho sự đảo chiều chính sách tiền tệ - như giai đoạn 2022.
Tuy nhiên, theo ông Hồ Hữu Tuấn Hiếu, chuyên gia chiến lược đầu tư SSI Research, đặc điểm chung của cả 2 giai đoạn vẫn là áp lực tỷ giá. Nhưng vẫn có những điểm khác biệt cơ bản.
Thứ nhất, cơ chế đấu thầu, khi năm 2022 là đấu thầu theo khối lượng sau đó chuyển sang đấu thầu lãi suất, còn năm nay (2023), cơ chế đấu thầu lãi suất được đưa ra ngay từ đầu với mức lãi suất trúng thầu tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước là rất thấp tương đương với lãi suất của đầu năm ngoái với kỳ hạn dài hơn. Nguyên nhân là bối cảnh tăng trưởng tín dụng và thanh khoản hệ thống khác biệt ở 2 thời điểm.
Thứ hai, cùng với mục tiêu ổn định tiền đồng, nhưng lựa chọn đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay là phát hành tín phiếu thay vì bán dữ trự ngoại hối như năm 2022, điều này nhằm giảm tác động lên thanh khoản toàn hệ thống.
Điểm khác biệt thứ ba, cùng kỳ biến động tỷ giá chợ đen rất mạnh, còn hiện nay nhìn mức độ biến động tỷ giá trên thị trường ngân hàng và chợ đen cho thấy chênh lệch cung - cầu đang nghiêng nhiều trên thị trường ngân hàng, nhiều khả năng do các hoạt động đầu cơ tỷ giá giữa các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, vị thế Ngân hàng Nhà nước hiện nay tương đối khác, với dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong 6 tháng đầu năm.
Nhìn chung, ông Hiếu nhìn nhận, động thái phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước vừa qua thiên nhiều hơn về điều tiết thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống - việc làm thường thấy của các ngân hàng trung ương, tạm thời chưa có thay đổi gì về chính sách tiền tệ như thị trường lo ngại.
Mới đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng có những chia sẻ về phát hành tín phiếu, qua đó nhấn mạnh mục tiêu điều hành là ổn định tiền đồng, đồng thời cố gắng không tác động lớn đến mặt bằng lãi suất.
Theo ông Hiếu, mặt bằng lãi suất huy động là biến số có tác động dễ thất nhất đến xu hướng của dòng tiền nhà đầu tư cá nhân vào thị trường chứng khoán.
Trong tuần, nhà đầu tư đón nhận thêm thông tin vĩ mô quý III, trong đó, GDP tăng trưởng 5,33% so với cùng kỳ. Con số đáng chú ý là ngành sản xuất tăng trưởng, 5,6% so với cùng kỳ, vượt trội so với quý II là 0,6%, sự vượt trội này không đến từ mặt hàng chủ chốt, mà chủ yếu đến từ nền so sánh thấp của quý cùng kỳ. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của các mặt hàng vẫn chưa theo kịp như trước Covid-19.
Biến động tương đồng với xuất nhập khẩu, số liệu cho thấy, xuất khẩu tăng trưởng dương, nhưng chưa thể kết luận đây là hồi phục rõ rệt của xuất nhập khẩu năm nay
Điểm tươi mới hơn là số liệu về giải ngân đầu tư, trong 9 tháng qua có sự cải thiện đáng kể giải ngân đầu tư công, và dòng vốn FDI đăng ký mới cải thiện đặc biệt trong quý 3 (trong khi 2 quý đầu năm lo ngại đăng ký FDI suy giảm) đưa tổng mức đăng ký mới trong 9 tháng lên 15,4 tỷ USD - gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Xét về thông số của thị trường tiền tệ, tăng trưởng M2, tiền gửi và tín dụng lần lượt là 4,75%; 5,8% và 5,73% tính tới 20/9. Điều này giúp thanh khoản hệ thống dồi dào trong giai đoạn hiện tại.
Nhìn chung số liệu quý III cho thấy có hồi phục so với 2 quý đầu năm, nhưng sự hồi phục là chưa rõ ràng, khó có thể kết luận kinh tế có thể đi vào kênh tăng trưởng.
Với các số liệu trên, ông Hiếu không cho rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ sớm diễn ra trong giai đoạn hiện tại
Trên thị trường chứng khoán, FTSE công bố cập nhật thường niên về xếp hạng thị trường năm 2023, trong đó Việt Nam vẫn đang ở trong danh sách theo dõi nâng hạng cho thị trường mới nổi loại 2. Rào cản chính cho việc nâng hạng thị trường vẫn là chu kỳ thanh toán, khi hiện tại thị trường Việt Nam vẫn đang vận hành theo ký quỹ trước giao dịch.
FTSE ghi nhận cam kết của Việt Nam trong việc sẽ nhanh chóng loại bỏ rào cản này. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cũng có những giải pháp loại bỏ ký quỹ trước giao dịch để đáp ứng tiêu chí cuối cùng.
Điểm tích cực “tiềm ẩn” là thị trường Ai Cập và Pakistan có thể bị cho ra khỏi danh sách thị trường mới nổi trong kì đánh giá lại tháng 3/2024. Do đó, với việc có bất cứ thay đổi nào của Việt Nam có thể thực hiện tại thời điểm đó (trong đó đưa hệ thống KRX vận hành cuối năm nay, hoàn thiện cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) thì sẽ tăng khả năng được đánh giá nâng hạng trong các kỳ tiếp theo.
Diễn biến thị trường trong tuần qua, giảm 40 điểm so với đầu tuần, ghi nhận có 3 tuần giảm liên tiếp, hiện đà giảm cân bằng và thu hẹp trở lại ở cuối tuần qua, với khởi sắc đầu tiên từ nhóm chứng khoán và lan toả sang các nhóm khác.
Vận động rung lắc với thanh khoản thấp là trạng thái tự nhiên và không có quá nhiều ý nghĩa, sẽ có các nhịp hồi phục ngắn hạn, tuy nhiên, trong bối cảnh nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt cao đã vi phạm xu hướng, nhiều nhóm cổ phiếu chưa lấy lại nền giá cũ cho thấy rủi ro thị trường vẫn đang gia tăng. Theo đó, ông Hiếu cho rằng, việc quản trị rủi ro được nâng lên hàng đầu ở thời điểm hiện tại thay vì cố gắng tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn từ lướt sóng.
Trong bối cảnh thanh khoản thấp ở những phiên hồi phục cuối tuần thì không thấy sự phân hoá tích cực diễn ra với các nhóm cổ phiếu đi ngược thị trường, không có nhiều cổ phiếu vượt đỉnh… Dòng tiền vẫn đang tập trung ở nhóm chứng khoán, có độ nhạy cao với thị trường và dẫn dắt tâm lý, được xem là tín hiệu chung của thị trường.
Bức tranh chung là rủi ro gia tăng trong ngắn hạn, điều cần chờ đợi hiện nay là phản ứng của VN-Index sau giai đoạn chững lại này và đặc biệt là tín hiệu dẫn dắt từ nhóm chứng khoán đang là tâm điểm chú ý của dòng tiền. Bên cạnh đó, sự phân hoá cũng cần sớm trở lại để nhận diện những cổ phiếu duy trì được sức mạnh, còn tiềm năng hồi phục và tăng trưởng trong cuối năm, sẽ là cơ hội để giải ngân trong thời gian tới.
Ông Hiếu duy trì quan điểm quản trị rủi ro, việc thị trường chưa rõ xu hướng sau nhịp điều chỉnh mạnh, các vị thế ngắn hạn cũng nên chậm lại với tỷ trọng danh mục cân bằng. Sử dụng margin hoặc tập trung quá nhiều cổ phiếu có tính biến động cao là chưa phù hợp với thời điểm này.
Trong nguy có cơ, với việc kỳ vọng vào kịch bản lãi suất huy động cẫn được duy trì, đảm bảo cho xu hướng trung hạn của thị trường, có thể chờ đợi vùng giá hấp dẫn cho những cổ phiếu có triển vọng trong nửa cuối năm, để giải ngân trở lại khi rủi ro ngắn hạn giảm bớt.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025