Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Góc nhìn TTCK tuần 20 - 24/2: Kịch bản tích cực hỗ trợ 1.050 điểm được bảo toàn
Hải Trần - 20/02/2023 10:21
 
Áp lực bán có thể mạnh lên trong các phiên sắp tới khi chỉ số tiến dần vùng cản 1.060 - 1.075 điểm, sau những lưỡng lự thể hiện qua VN-Index đóng cửa tuần trước bằng cây nến Doji.

Tâm lý thận trọng kéo dài

Thị trường tuần trước tiếp tục điều chỉnh trong 2 phiên giao dịch đầu tuần trước khi hồi phục trở lại vào các phiên cuối tuần về quanh mốc 1.059 điểm tương ứng tăng nhẹ 0,38%. Song, tâm lý giao dịch trở nên thận trọng hơn khi thanh khoản bình quân trên cả 3 sàn sụt giảm 8% đạt khoảng 10.100 tỷ đồng.

Về diễn biến các nhóm ngành, phần lớn các nhóm ngành đều hồi phục nhẹ trở lại trong đó đáng chú ý là nhóm dầu khí khi khối lượng giao dịch kèm giá tăng với mức tăng 3,4%. Chiều ngược lại, nhóm bất động sản có tuần giao dịch kém sôi động và là nhóm giảm mạnh nhất tuần qua với mức giảm 1,5%.

Sau chuỗi nhiều tuần mua ròng liên tiếp, khối ngoại đảo chiều bán ròng với giá trị khoảng 370 tỷ đồng trong tuần trước, tập trung vào các mã STB; DXG; VIC. Chiều ngược lại top 3 mã khối ngoại vào ròng mạnh nhất bao gồm PVD; HPG; MSN.

Tuần qua, tự doanh mua bán khá cân bằng song vẫn nghiêng về bên bán với giá trị bán ròng trên cả 3 sàn đạt khoảng 5 tỷ đồng. Top các mã tự doanh bán ròng nhiều nhất bao gồm NVL; DGW; EIB, trong khi đó KDH; STB; VPB là 3 mã khối này vào ròng nhiều nhất.

Ngược xu hướng với 2 khối trên, nhà đầu tư cá nhân trong nước quay trở lại thị trường trong tuần giao dịch vừa qua khi khối này vào ròng khoảng 430 tỷ đồng.

Thông tin đáng chú ý trong tuần qua, theo thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NHNN đã họp với và đã thống nhất với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước dành một gói tín dụng cho lĩnh vực nhà ở xã hội trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Bộ Xây dựng cần rà soát tất cả các dự án, xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án gắn với sản xuất kinh doanh, gắn với thương mại và dịch vụ, thì sẽ có ứng xử và giải pháp tháo gỡ riêng. Trong thời gian tới, NHNN sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục làm việc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. 

Đánh giá thị trường, sau khi lui về vùng hỗ trợ 1.030 điểm, thị trường có nhịp hồi phục liên tiếp 3 phiên đưa VN-Index về quanh mốc 1.060 điểm. Mặc dù cải thiện về mặt điểm số, song thanh khoản chưa thuyết phục khi sụt giảm cả về giá trị và khối lượng giao dịch cho thấy các phiên hồi phục mang tính chất kỹ thuật hơn là đảo chiều xu hướng.

Áp lực bán khi chỉ số tiến dần vùng cản 1.060-1.075 điểm

Với việc VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần bằng cây nến Doji thể hiên sự lưỡng lự. Agriseco Research cho rằng, áp lực bán sẽ có xu hướng mạnh lên trong các phiên sắp tới khi chỉ số tiến dần vào vùng cản 1.060 - 1.075 điểm. Trong kịch bản tích cực hỗ trợ 1.050 điểm được bảo toàn, chỉ số có thể vận động theo xu hướng sideway trong biên độ 1.050 - 1.075 điểm. Trái lại trong kịch bản kém khả quan, thị trường có thể quay lại xu hướng giảm trung hạn với hỗ trợ gần nhất quanh vùng 1.030 điểm.

Về xu hướng dòng tiền, Agriseco Research cho rằng, dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa và hướng đến nhóm vốn hóa vừa và nhỏ trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp. Nhà đầu tư cũng nên lưu ý với nhóm vốn hóa lớn do được khối ngoại mua ròng mạnh trong giai đoạn trước và hiện khối ngoại đang có dấu hiệu đảo chiều bán.

Trong bối cảnh rủi ro điều chỉnh còn hiện hữu, nhà đầu tư nên thận trọng trước quyết định giải ngân, đồng thời giữ danh mục ở vị thế tiền mặt an toàn. Tuần này, nhà đầu tư có thể quan sát một số nhóm ngành đang thu hút dòng tiền thị trường bao gồm:

Nhóm dầu khí trước các thông tin tích cực hỗ trợ giá dầu thế giới trong bối cảnh nguồn cung hạn chế thời gian tới.

Nhóm ngân hàng, ưu tiên nhóm quốc doanh khi các ngân hàng này có thanh khoản tốt, bộ đệm vốn cao và chất lượng tài sản lành mạnh.

Nhóm điện là nhóm cổ phiếu phòng thủ, ít biến động so với thị trường chung. Nhà đầu tư có thể nắm giữ trong dài hạn nhờ lịch sử chi trả cổ tức cao và đều đặn.

Thêm một tuần giao dịch thận trọng, nóng chuyện room ngoại Sacombank và “số phận” cổ phiếu FLC
Đà hồi phục của thị trường diễn ra trên bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ. Giá trị giao dịch bình quân 3 sàn giảm 9,5% về mức gần 10.000 tỷ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư