
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
Mức thanh khoản trung bình trên HSX trong tuần vào khoảng 420 triệu đơn vị/ phiên, tăng nhẹ so với trung bình khoảng 400 triệu đơn vị/ phiên của tuần trước.
Nhóm ngân hàng có vai trò lớn nhất giúp VN-Index hồi phục trong tuần. BID, TCB là 2 vị trí đầu tiên trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số với mức tác động lần lượt 3,6 điểm và 0,7 điểm, ngoài ra CTG, ACB, STB và VIB cũng có mặt trong top 10. KBC là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong top 10 với mưc tăng 7,9% nhưng mức tác động chỉ 0,3 điểm. Chiều giảm điểm, nhóm Bất động sản mà dẫn đầu là VHM tác động lớn nhất đến điểm số giảm của VN-Index
Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất với 3,4% giá trị vốn hóa với các đại diện tiêu biểu trong ngành như PLX (+0,8%), BSR (+0,6%), OIL (+3,4%), PVD (+8,6%), PVS (+9,2%), PVB (+4,1%), PVC (+6,5%)... Kế đến là nhóm cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng với mức tăng 1,2% giá trị vốn hóa chủ yếu nhờ đà tăng từ các đại diện thuộc ngành con bán lẻ như MWG (+2,7%), FRT (+3,2%)... Ngành tiện ích cộng đồng, nguyên vật liệu và công nghệ thông tin có cùng mức tăng 1,1% giá trị vốn hóa với các cổ phiếu đáng chú ý như GAS (+1%), POW (+3,3%)...; HPG (+2,4%), HSG (+7,6%), NKG (+12,6%)...; FPT (+1,1%)...
Khối ngoại quay đầu bán ròng trên hai sàn trong tuần qua với giá trị ròng khoảng 410 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, DXG là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 14,9 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là STB và NVL với lần lượt 13,4 và 6,1 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, PVD là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 4,2 triệu cổ phiếu
Theo chuyên gia SHS, Thị trường hồi phục nhẹ sau hai tuần giảm liên tiếp với thanh khoản xấp xỉ so với tuần trước đó và tiếp tục thấp hơn mức trung bình của 20 tuần gần nhất. Kết hợp với diễn biến giao dịch trong tuần qua thì có thể thấy là lực cầu bắt đáy giá thấp đã xuất hiện trở lại để giúp thị trường hồi phục nhưng lực cầu này vẫn còn khá yếu thể hiện qua mức thanh khoản.
Với việc hồi phục nhẹ trong tuần qua thì VN-Index đang kết tuần trên vùng hỗ trợ quan trọng trong khoảng 1.040-1.055 điểm (MA50-100) nhưng vẫn kết tuần dưới ngưỡng kháng cự 1.075 điểm (MA20). Kì vọng trong tuần giao dịch tiếp theo, lực cầu gia tăng tại các vùng giá thấp có thể giúp cho thị trường tiếp tục hồi phục với mục tiêu là ngưỡng kháng cự quanh 1.075 điểm (MA20).

-
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt