-
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp -
Cổ phiếu Novaland giảm sàn sau tin bị cắt margin, VN-Index giảm về 1.253 điểm -
Hơn 1,41 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong 8 tháng từ đầu năm 2024 -
Yeah1 sắp phát hành 54,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ
Dòng tiền thận trọng, điểm sáng cổ phiếu dầu khí
Chứng khoán Việt Nam hồi phục nhẹ về điểm số sau 2 tuần điều chỉnh liên tiếp. Trong 2 phiên đầu tuần, áp lực bán đầy VN-Index xuống mức thấp nhất trong tuần (1.031,7 điểm). Ở nửa sau của tuần, thị trường hồi phục khi một số thông tin hỗ trợ xuất hiện như việc một số ngân hàng thương mại chủ động hạ lãi suất huy động và cho vay, Nghị định 65 sửa đổi về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang được xem xét thông qua. VN-Index tăng nhẹ 0,4% so với tuần trước về mức 1.059,3 điểm. HNX-Index cũng tăng nhẹ 0,7% lên mức 209,9 điểm trong khi chỉ số UPCOM-INDEX tăng mạnh lên mức 78,9 điểm (+2,1%).
Khá nhiều nhóm ngành cổ phiếu phục hồi. Đáng chú ý là cổ phiếu dầu khí, trong đó một số cổ phiếu họ P tăng mạnh như PVD (+8,6%), PVS (+9,2%), PVB (+4,1%), PVC (+6,5%)... Cổ phiếu của đơn vị phân phối xăng dầu PVOil cũng tăng 3,4%.Cổ phiếu bán lẻ cũng hồi phục tốt, hai ông lớn gồm MWG và FRT lần lượt tăng 2,7% và 3,2% tuần qua. Điểm sáng tuần qua còn thuộc về ngành thép với sự tăng giá mạnh diễn ra đối với HPG (+2,4%), HSG (+7,6%) và NKG (+12,6%).
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục có một tuần giảm điểm, bao gồm VHM (-4,6%), NVL (-15,3%), PDR (-9,1%) và DXG (-3,9%). Cổ phiếu ngân hàng có sự phân hóa mạnh khi BID (+6,6%), TCB (+3,2%) và CTG (+1,9%) tăng giá còn VCB (-1,6%), VPB (-1,1%) lại chứng kiến sự sụt giảm về giá.
Đà hồi phục của thị trường diễn ra trên bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ. Giá trị giao dịch bình quân 3 sàn giảm 9,5% về mức gần 10.000 tỷ đồng/phiên. Trên sàn HoSE, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 520,74 triệu đơn vị/phiên, giảm 3,83% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân trên sàn HoSE đạt 8.637,65 tỷ/phiên, giảm 12,16% so với tuần trước.
Sau khi giá trị mua ròng giảm dần liên tiếp các tuần qua, khối ngoại đã ghi nhận một tuần bán ròng trên ba sàn. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 471 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần này, trong khi mua ròng 858 tỷ đồng tuần trước. Khối ngoại lại mua ròng 63 tỷ đồng trên sàn HNX và 16 tỷ đồng trên sàn UPCOM, đều tích cực hơn tuần liền trước nhưng không đảo ngược được xu thế bán ròng trên ba sàn.
Tranh cãi room ngoại Sacombank
Sau khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài của nhà băng tiến sát mốc 30%, tranh cãi xung quang mức trần “room” ngoại trở thành chủ đề “nóng” tuần qua. Câu chuyện xuất phát từ văn bản thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại mức 23,63468% khi Sacombank phát hành 400 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phần để sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Sacombank có công văn gửi đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho rằng, ngân hàng “chưa có bất kỳ văn bản nào đề nghị VSD tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 30% khi chưa được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”.
Tuy nhiên, trả lời công văn của Sacombank, VSD cho biết việc hạ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa về mức 23,63468% là việc cần thực hiện trong thời gian 400.000.000 cổ phiếu STB đã đăng ký tại VSD, nhưng chưa được niêm yết bổ sung.
“VSD phải phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) tính toán số liệu sở hữu nước ngoài trên số lượng 1.485.215.716 cổ phiếu đã niêm yết thời điểm đó để phản ánh chính xác số lượng cổ phiếu STB niêm yết mà nhà đầu tư nước ngoài được phép giao dịch trên hệ thống của HOSE. Điều này nhằm đảm bảo sau khi HOSE chấp thuận niêm yết bổ sung 400.000.000 cổ phiếu này thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại STB không vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại mức 30%”.
Việc quản lý tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐTNN đối với cổ phiếu STB là 30% vốn điều lệ dựa trên hai căn cứ. Một là, hồ sơ đề nghị của Ngân hàng tại Công văn số 11/2014/CV-HĐQT ngày 26/02/2014 và Công văn số 16/2014/CV- HĐQT ngày 11/03/2014 về việc đề nghị mở lại tỷ lệ sở hữu cổ phiếu STB cho cổ đông (nhà đầu tư) nước ngoài về mức tối đa là 30% vốn điều lệ Sacombank. Hai là, công văn số 829/UBCK-PTTT ngày 04/3/2014 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc giải tỏa tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài của Sacombank và quy định pháp luật về ngân hàng và pháp luật chứng khoán.
Lãnh đạo VSD cũng nhấn mạnh chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ Quý Ngân hàng đề nghị thay đổi tỷ lệ sở hữu tối đacủa nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB. Trong khi, theo quy định, nội dung hạ tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài chưa từng được trình cổ đông Sacombank hay ghi nhận trên điều lệ của ngân hàng.
Sacombank sau đó tiếp tục có công văn nhấn mạnh từ thời điểm Sacombank đã hoàn tất niêm yết bổ sung toàn bộ 400.000.000 cổ phiếu phát hành thêm sau khi sáp nhập Ngân hàng Phương Nam, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu Sacombank do Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) công bố liên tục trong nhiều năm là 23,63468%. Ngân hàng này yêu cầu VSD chịu trách nhiệm, sẽ làm việc với NHNN để bảo vệ quyền lợi.
Nóng “số phận” cổ phiếu FLC
Tuần qua, HoSE đã có thông báo quyết định hủy niêm yết cổ phiếu FLC từ 20/2/2023 nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Trước đó, FLC bị đình chỉ giao dịch từ 9/9/2022 cũng do vi phạm quy định về công bố thông tin.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng đã thông báo thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu FLC từ thị trường HoSE sang thị trường UPCoM từ ngày 22/02/2023.
Theo Nghị định 155/2020NĐ-CP, cổ phiếu của công ty hủy niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng sẽ phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Ở trường hợp này, HNX có trách nhiệm phối hợp với VSD đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy niêm yết là công ty đại chúng. Thời gian hoàn tất đăng ký giao dịch là 10 ngày kể từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cá biệt chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM sau khi huỷ niêm yết là cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros hủy niêm yết từ tháng 8/2022, nhưng chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM dù Trung tâm lưu ký chứng khoán đã có thông báo thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu.
Nguyên nhân bởi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết việc xem xét hồ sơ đăng ký giao dịch của ROS sẽ được thực hiện sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng và hướng dẫn của cơ quan quản lý. Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định việc nâng khống vốn điều lệ của Công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng thuộc hành vi bị cấm theo quy định và đang trong quá trình điều tra. Do đó, HNX chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ hợp lệ cũng như tính đại chúng của ROS và số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch.
Hiện HNX chưa có phản hồi về việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu FLC. Khả năng giao dịch trở lại của cổ phiếu FLC vẫn là một dấu hỏi bởi “nút thắt” lớn của FLC ở thời điểm hiện tại cũng là chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 cũng như năm 2022 vừa qua. Báo cáo tài chính quý IV/2022 cũng chưa được phát hành dù đã quá thời hạn công bố.
Công ty liên quan đến cựu phó chủ tịch Techcombank mua chui cổ phiếu
Ngày 13/02/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư INB có địa chỉ tại Tầng 10, tòa nhà Pacific place, số 83B Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phạt tiền 80.000.000 đồng (Tám mươi triệu đồng) theo quy định điểm đ Khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch (Ngày 28/03/2022,
Công ty cổ phần Đầu tư INB- tổ chức liên quan đến ông Đỗ An h Tuấn- Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã mua 149.000 cổ phiếu TCB nhưng không báo cáo, công bố thông tin trước khi giao dịch. Giao dịch thực hiện vào ngày 28/3/2022.
Đây cũng là thời điểm quanh khoảng thời gian lãnh đạo nhà băng này quyết định nộp đơn từ nhiệm (ngày 19/3) để theo đuổi các mục tiêu sự nghiệp cá nhân.
Phương án từ nhiệm và miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT Techcombank của ông Đỗ Tuấn Anh được thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 tổ chức vào cuối tháng 4.
-
Siba Group sắp huy động vốn từ cổ đông để thanh toán công nợ -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp -
Cổ phiếu Novaland giảm sàn sau tin bị cắt margin, VN-Index giảm về 1.253 điểm -
Hơn 1,41 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong 8 tháng từ đầu năm 2024 -
Yeah1 sắp phát hành 54,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ -
Phê duyệt giá khởi điểm chào bán cổ phần tại Công ty Khoáng sản Bình Định -
Tân Cảng Sóng Thần chốt ngày phát hành cổ phiếu để tăng vốn
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang