-
HoSE đình chỉ giao dịch một loạt cổ phiếu -
Sabeco muốn tăng sở hữu tại Bia Sài Gòn Bình Tây lên 65,9% -
Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịch -
Viconship muốn thoái toàn bộ vốn tại PTSC Đình Vũ -
VN-Index bứt phá cuối phiên 6/9, khối ngoại mua ròng trở lại -
Cổ đông Vinhomes thông qua phương án mua cổ phiếu quỹ
Khối ngoại mua ròng mạnh, thanh khoản cải thiện
Tuần qua, VN-Index chịu áp lực điều chỉnh kiểm tra lại vùng 1.060 điểm khi đầu tuần tăng điểm lên vùng 1.075 điểm và kết tuần ở 1.067,07 điểm. Tuy nhiên, điểm tích cực là có giao dịch sôi động ở nhiều nhóm cổ phiếu, thanh khoản trên HoSE ghi nhận khởi sắc về khối lượng và cả giá trị giao dịch.
Nguồn: FiinPro |
Trong đó nhà đầu tư nước ngoài, xét về khối lượng, khối này bán ròng 4,51 triệu đơn vị, nhưng về giá trị, các nhà đầu tư ngoại đã mua ròng hơn 785 tỷ đồng trên HoSE, tập trung chủ yếu vào các mã HPG, VHM và VRE.
Đáng chú ý, cổ phiếu STG bất ngờ được khối ngoại mua thoả thuận lớn ở phiên 19/5, với khối lượng hơn 24,465 triệu cổ phiếu (gần 25% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của STG), giá trị thoả thuận 1.284,9 tỷ đồng. Đây là cổ phiếu gần như ở trong tình trạng thanh khoản kém, nhiều phiên không có giao dịch, khối lượng giao dịch bình quân/ hơn 16.000 đơn vị trong 1 năm gần nhất (tính đến 19/5).
Tự doanh cũng tiến hành mua ròng lên đến 551 tỷ đồng, trong đó 3 cổ phiếu được mua ròng lớn nhất là KBC, HCM và HPG.
Biến động thị trường tuần, giao dịch khối ngoại; Nguồn: Wichart |
Theo chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap (tên cũ CTCK Bản Việt), thị trường tuần qua chịu tác động nhiều từ các nhóm vốn hoá lớn, với nhiều thông tin tích cực hỗ trợ như Chính phủ đã chính thức thông qua Quy hoạch Điện VIII cho giai đoạn phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với cơ cấu tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, từ nay đến năm 2030, nhiệt điện vẫn là “xương sống”, tỷ lệ điện tái tạo đặt mục tiêu 30,9% -39,2%. Đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5%-71,5% tổng sản lượng điện cả nước. Các mã cổ phiếu liên quan tới nhiệt điện cũng cho phản ứng giá tích cực như NT2, POW.
Tương tự ở các nhóm cổ phiếu dầu khí, sắc xanh đã phủ khắp, có nhiều mã tăng tốt vượt các vùng đỉnh cũ với thanh khoản tăng đột biến, đáng chú ý là các mã GAS, POW và PVD.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu Vingroup (gồm VIC, VHM, VRE) cũng được thị trường quan tâm hơn trước thông tin VinFast Auto Pte.Ltd. (VinFast) công bố thoả thuận sáp nhập với Black Spade Acquisition Co (Black Spade) với giá trị doanh nghiệp sau sáp nhập là 27 tỷ USD và tiếp tục theo đuổi kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Diễn biến các nhóm ngành, dòng tiền có sự phân hóa khá rõ rệt và luân chuyển nhanh giữa các dòng cổ phiếu. Với những thông tin về dư địa cho việc giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, nhóm chứng khoán hút dòng tiền vào các mã VND có phiên giao dịch cuối tuần ấn tượng với thanh khoản đạt hơn 72,1 triệu đơn vị,SSI khớp 15,67 triệu đơn vị, HCM khớp 5,67 triệu cổ phiếu, VCI 4,57 triệu cổ phiếu….
Đối với nhóm ngành bất động sản cũng có sự phân hóa khi dòng tiền tập trung vào các mã bất động sản khu công nghiệp như với PHR phiên giao dịch cuối tuần chứng kiến thanh khoản tăng đột biến với hơn 1,2 triệu cổ phiếu khớp lệnh (gấp 3 lần trung bình các phiên trước đó), với KCB đã có hơn 55 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong tuần (tăng 10% so với tuần giao dịch liền trước).
Diễn biến vĩ mô đáng chú ý, tuần qua chứng kiến một đợt mất giá nghiêm trọng của đồng Nhân dân tệ (CNY), theo đó tỷ giá USD/CNY đã tăng từ 6,91 lên 7,04. Theo chuyên gia Môi giới Năng động ABS, CTCK VietCap, nếu Trung Quốc vẫn giữ động thái phá giá CNY để kích thích nền kinh tế sản xuất nội địa, kích thích xuất khẩu thì sẽ có những tác động rất lớn tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tỷ giá USDCNY và USDVND, nguồn Tradingeconomics |
Tính đến quý I/2023, Việt Nam vẫn đang nhập siêu với Trung Quốc. Việc phá giá CNY, cộng với việc VND đang giữ giá ổn định có thể khiến cho động thái nhập khẩu hàng Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn, ngược lại việc xuất khẩu ngược trở lại cho “thị trường tỉ dân” sẽ gặp nhiều thách thức, từ đó sẽ tạo tác động tiêu cực lên cán cân thương mại chung của Việt Nam.
Tiếp tục giằng co biên độ hẹp
Chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cho rằng, sự kiện đáng quan tâm trong tuần tới là Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV. Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến với 9 dự án luật, trong đó đáng chú ý nhất là với các dự án Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, nơi có các đề xuất có thể góp phần khơi thông, làm minh bạch thị trường bất động sản Việt Nam trong tương lai.
Dự báo, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng sẽ có phản ứng với những ý kiến đưa ra của Quốc hội về các dự thảo luật này trong tuần tới.
Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, trong đó trọng tâm là hiệu quả của các chính sách triển khai đầu tư công 5 tháng đầu năm.
Về diễn biến thị trường, ngày 19/5, phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm trong phiên sáng để kiểm định lại đường MA5 (vùng 1060 điểm). Nhờ lực bán không mạnh nên VN-Index tăng điểm trở lại trong phiên chiều với nỗ lực vượt qua kháng cự gần nhất tại 1.070 điểm. Nhưng, lực cầu cũng không đủ mạnh mẽ để đưa VN-Index vượt cản để hướng đến vùng kháng cự tiếp theo là 1080 điểm. Chốt phiên, VN-Index tạo cây nến rút chân với thanh khoản trung bình.
Về sự dịch chuyển của dòng tiền, thị trường hiện đang trong giai đoạn “vũng trũng” thông tin, các kỳ vọng vào kết quả kinh doanh cũng như số liệu vĩ mô quý I đã được thị trường chấp nhận và phản ánh vào thị giá. Dòng tiền đang ở mức yếu khi khối lượng giao dịch trung bình ngày khoảng 11.000 tỷ đồng. Ở nhóm bluechip, dòng tiền liên tục di chuyển luân phiên và vẫn chưa cho thấy sự phân hóa rõ rệt ở các mã trụ.
Chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap nhìn nhận, VN-Index vẫn chưa cho thấy một xu hướng tăng rõ ràng, nhìn chung các cổ phiếu đều đang tích lũy đáng kể và dòng tiền chủ yếu lại tập trung ở các nhóm cổ phiếu đầu cơ.
Với vận động như hiện tại, chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cho rằng, khả năng tuần tới, VN-Index sẽ tiếp tục giằng co ở biên độ hẹp, có nhịp hồi nhẹ để kiểm định vùng 1.080 điểm.
-
Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịch -
Viconship muốn thoái toàn bộ vốn tại PTSC Đình Vũ -
VN-Index bứt phá cuối phiên 6/9, khối ngoại mua ròng trở lại -
Khối ngoại cắt chuỗi bán ròng cổ phiếu Hoà Phát -
Cổ đông Vinhomes thông qua phương án mua cổ phiếu quỹ -
Bột giặt NET chia cổ tức tiền mặt 50% -
Hơn 42,3% vốn của Ego Việt Nam sang tay chủ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng