-
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới -
Nhà đầu tư trái phiếu cần thêm “menu” để lựa chọn -
Mất hút trái phiếu doanh nghiệp sản xuất -
Hơn 2 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong năm 2024 -
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mấu chốt là hệ thống KRX -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Kỳ vọng đột phá từ những đổi mới
VN-index có tuần giao dịch kém tích cực, đặc biệt trong 2 phiên giao dịch đầu năm 2025 với diễn biến tiêu cực khi tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh, nhất là khi VN-index không giữ được vùng hỗ trợ mạnh, tâm lý quanh 1.260 điểm, tương ứng giá trung bình 200 phiên. Kết tuần VN-index giảm -1,61% về mức 1.254,59 điểm, dưới vùng giá trung bình 200 phiên và trên 1.250 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023.
Thanh khoản giảm trong những phiên đầu tuần và tăng mạnh trong phiên cuối tuần thể hiện áp lực điều chỉnh mạnh, khá đột biến ở nhiều nhóm mã.
Tổng kết tuần, thanh khoản suy yếu với giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt khoảng 10 nghìn tỷ đồng mỗi phiên (giảm 16% so với tuần trước). Cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 2,8 nghìn tỷ đồng trong tuần trước, trong khi tổ chức trong nước và khối ngoại bán ròng lần lượt là 2 nghìn tỷ đồng và 0,8 nghìn tỷ đồng.
Các quỹ ETF tiếp tục rút ròng 231 tỷ đồng trong tuần qua. Trong đó, phần lớn lượng rút ròng đến từ VacnEck Vietnam (-192 tỷ), Fubon FTSE Vietnam (-32 tỷ) và DCVFMVN30 (-23 tỷ); được cân bằng với lượng giải ngân đến từ DCVFMVN Diamond (+17 tỷ).
Độ rộng thị trường nghiên về điều chỉnh, tích lũy. Thị trường phân hóa mạnh, đa số đều tích lũy, biến động hẹp. Áp lực điều chỉnh tập trung ở nhóm tài chính, bảo hiểm, bất động sản, phân hóa khá tích cực ở nhóm dầu khí, phân bón... Trongđó, nhóm Ngân hàng (CTG:-4,1%; TCB:-4,1%; BID:-2,4%; VPB:-2,6%; VIB:-4,5%; STB:-3,5%; EIB:-6,2%; ACB:-1,2%) là nguyên nhân chính khiến thị trường Việt Nam giảm mạnh, với mức giảm 11,2 điểm.
Khối ngoại bán ròng trên HOSE với giá trị -831,33 tỷ đồng trong tuần này, ảnh hưởng tâm lý kém tích cực đến thị trường chung.
Diễn biến đáng chú ý trong tuần qua ở thị trường trong nước là diễn biến đồng USD mạnh (DXY tăng 7,1%), đồng nội tệ VND mất giá 5% trong năm 2024 (mức cao nhất kể từ năm 2016). Áp lực mất giá đồng nội tệ tiếp tục cao những ngày đầu năm trong bối cảnh chỉ số DXY tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 2 năm, quanh mốc 109 điểm. Bên cạnh việc can thiệp qua nghiệp vụ thị trường mở OMO, NHNN cuối tuần trước công bố phương án bán ngoại tệ can thiệp: ngày 3 và 6 tháng 1, chuyển từ bán USD giao ngay (spot) sang bán kỳ hạn (forward) đá hạn vào ngày 23/1 (tuần giao dịch cuối cùng trước nghỉ Tết Nguyên đán) với cùng mức tỷ giá 24.450; và cho phép hủy 2-3 lần dựa trên quy mô giao dịch.
Kế hoạch này được hỗ trợ bởi mùa cao điểm kiều hối trước Tết Nguyên đán. Sau thông báo của NHNN, tỷ giá hối đoái đã hạ nhiệt nhẹ, -0,2% từ đầu năm tính đến ngày 3/1/2025.
Đánh giá về áp lực tỷ giá trong thời gian gần đây là một trong những tác nhân khiến thị trường điều chỉnh, chuyên gia Agriseco chia sẻ, dự trữ ngoại hối tính tới Quý IV/2024 đang ở mức khoảng 82 tỷ USD, tương ứng 2,5 tháng nhập khẩu. Đây là mức cận dưới theo khuyến nghị của IMF về lượng dự trữ ngoại hối tối thiểu. Bởi vậy NHNN cũng sẽ không còn nhiều dư địa để bán USD nhằm điều tiết tỷ giá. Giới đầu tư đang lo ngại nếu áp lực tỷ giá tiếp tục căng thẳng, lãi suất có thể sẽ phải tăng lên và điều này sẽ trở thành rào cản tâm lý lớn đối với nhà đầu tư.
Theo chuyên gia CTCK Mirae Asset Việt Nam, dự báo tuần này, VN-Index sẽ kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm. Với tiềm năng thị trường dài hạn, thị trường có cơ hội tích lũy cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt. Tiềm năng thị trường dài hạn được hỗ trợ bởi nền kinh tế vĩ mô vững chắc của Việt Nam và triển vọng lợi nhuận tích cực.
Thứ 2 tuần này, dữ liệu vĩ mô năm 2024 của Việt Nam sẽ được công bố, với kỳ vọng tăng trưởng GDP hiện tại khoảng 7% và lạm phát dưới 4%. Đáng chú ý là dữ liệu về dòng ngoại hối vào Việt Nam bao gồm FDI, xuất khẩu và khách du lịch quốc tế; những dữ liệu này sẽ giúp đánh giá thêm nguồn cân bằng cho áp lực tỷ giá sắp tới trong bối cảnh dự trữ ngoại hối thấp chỉ khoảng 80-82 tỷ USD.
Về các dữ liệu vĩ mô thế giới được công bố trong tuần này, Mirae Asset Việt Nam nhấn mạnh trọng tâm chính bao gồm dữ liệu thị trường lao động Mỹ và biên bản cuộc họp của FOMC. Tại Châu Âu, lạm phát tháng 12 có thể tăng nhẹ do hiệu ứng cơ sở nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục xu hướng hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm 2025. Ở Trung Quốc, dữ liệu CPI và PPI tháng 12 được kỳ vọng vẫn tiếp tục suy yếu, hàm ý các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ vẫn chưa thể thúc đẩy nhu cầu phục hồi đáng kể và chuyển sự chú ý của nhà đầu tư sang các mục tiêu và kế hoạch tăng trưởng kinh tế trong kỳ họp tháng 3.
Đồng quan điểm, chuyên gia CTCK SHS cho rằng, xu hướng ngắn hạn VN-index điều chỉnh, tích lũy dưới vùng kháng cự 1265 điểm, trên vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm. Xu hướng trung hạn VN-index tiếp tục duy trì trong kênh tích lũy rộng trong vùng 1200 điểm đến 1300 điểm, với vùng giá cân bằng quanh 1.250 điểm. Kháng cự rất mạnh là vùng giá 1.300 điểm, đây là vùng đỉnh các tháng 03-07/2024 và 9-10/2024.
Thị trường bắt đầu năm 2025 với nhiều kỳ vọng sau khi đã có 2 năm liên tiếp 2023 và 2024 tăng trưởng với mức tăng 12,2% và 12,1%. Năm 2025 SHS dự kiến VN-index tiếp tục có diễn biến tích lũy trong biên độ hẹp trong vùng giá 1.200 điểm đến kháng cự 1.300 điểm trong 01-02 tháng đầu năm.
Thị trường có thể khởi sắc hơn trong cuối quí I/2025 và đầu quí II/2025. VN-index trong năm 2025 kỳ vọng sẽ tăng giá 10%-12% so với 2024, vùng giá kỳ vọng 1.400 điểm - 1.410 điểm.
Theo SHS, trong năm 2024, ngân hàng là nhóm ngành có diễn biến tích cực, tăng giá tốt với thanh khoản gia tăng mạnh. Nhiều mã nổi bật như LPB (+131,8%), TCB (+59,9%), HDB (+56,9%), CTG (+39,5%)... Ngành ngân hàng được xem là huyết mạch, động lực hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế, với mức tăng trưởng tín dụng 13-15% trong những năm gần đây. Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà Nước cũng đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 16%, bên cạnh các kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng lớn sẽ là động lực tăng trưởng tốt cho nhóm ngân hàng. Đây vẫn là lựa chọn phân bổ đầu tư tốt trong năm 2025.
Dự báo diễn biến tuần tới, chuyên gia Agriesco cho rằng, thị trường có thể tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên đầu tuần sau khi đã xuất hiện mô hình 2 đỉnh. Mốc 1250 điểm, tương ứng MA50 ngày sẽ là điểm đỡ ngắn hạn và có thể xuất hiện nhịp kiểm định.
Ngoài áp lực về mặt tỷ giá, Agriesco cho rằng, hiện không có áp lực nội địa nào thật sự đáng kể để khiến thị trường xảy ra hiện tượng bán tháo. Trong bối cảnh mặt bằng định giá P/E vẫn ở mức thấp so với cả năm 2024, kỳ vọng lực cầu trung hạn sẽ tham gia trở lại giúp chỉ số trở lại xu hướng tăng.
-
VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng -
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mấu chốt là hệ thống KRX -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Kỳ vọng đột phá từ những đổi mới -
Góc nhìn TTCK tuần 6-10/1: Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm, vẫn còn áp lực tỷ giá -
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện