-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
Đây là trường hợp chưa có tiền lệ trước đây nên rất khó đánh giá mức độ rủi ro tối đa – là nhận định của các chuyên gia phân tích CTCK SHS gửi tới nhà đầu tư.
Sau tuần phục hồi trước, VN-Index tiếp tục phục hồi trong những phiên đầu tuần với thanh khoản suy giảm mạnh, dẫn đến áp lực bán mạnh gia tăng với thanh khoản đột biến ở phiên cuối tuần sau khi đáo hạn phái sinh.
Kết thúc tuần VN-Index giảm -3,96% so với tuần trước về mức 1.019,82 điểm. Áp lực bán mạnh đến từ nhóm tài chính, ngân hàng, bất động sản từ những ảnh hưởng tiêu cực về tình hình trái phiếu.
VN-Index chỉ phục hồi kiểm tra lại vùng giá 1.069-1.075 điểm tương ứng vùng giá thấp trước thời điểm giảm mạnh ngày 07/10/2022 và chịu áp lực bán kiểm tra lại vùng hỗ trợ tâm lý quanh 1.000 điểm, cũng là vùng giá thấp nhất năm 2021. Xu hướng ngắn hạn chưa thể cải thiện với xu hướng trung hạn tiếp tục suy giảm, tê liệt dưới áp lực giải chấp, rút vốn mạnh khi kênh giá nối các vùng giá thấp nhất tháng 05, 07/2022 không giữ được hỗ trợ, chuyên gia SHS nhận định.
Xét về góc độ kỹ thuật, phòng phân tích CTCK Agribank cho rằng, VN-Index sụt giảm mạnh trong phiên cuối tuần với mẫu hình nến Marubozu kèm khối lượng cao hơn trung bình 20 phiên cho thấy lực cung gia tăng trong ngắn hạn. Trên khung đồ thị tuần các chỉ báo động lượng MACD và RSI đồng thuận cắt xuống cho thấy xu hướng giảm có thể tiếp diễn. Hiện tại hỗ trợ gần nhất của chỉ số quanh mốc 1.000 điểm.
Tuy nhiên, với tình hình không thuận lợi của vĩ mô cả trong và ngoài nước có thể ảnh hưởng kém tích cực đến tâm lý nhà đầu tư. Kết hợp với dòng tiền khối ngoại có xu hướng rút ròng trong các phiên gần đây nên khả năng kiểm định mốc 1.000 điểm của VN-Index là khá cao. Tuy nhiên CTCK Agirbank kỳ vọng nhịp giảm sắp tới sẽ giúp mặt bằng định giá nhiều cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn và cho điểm mua an toàn. Từ đó, dòng tiền có thể quay trở lại thị trường và giúp chỉ số sớm tìm được điểm cân bằng.
Trước mắt, Agriseco Research khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động nâng cao tỉ trọng tiền mặt lên mức tối thiểu 50% và kiên nhẫn chờ đợi thị trường tạo đáy cũng như hạn chế giải ngân bắt đáy sớm. Với việc thanh khoản thấp, dòng tiền sẽ có xu hướng phân hóa và khả năng sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý 3 khả quan.
Một số nhóm ngành có lợi nhuận tăng tốt Q3/2022 nhà đầu tư có thể lưu ý như nhóm Cảng hàng không (với câu chuyện phục hồi sau dịch Covid-19 của ngành hàng không – du lịch), thực phẩm đồ uống (nhu cầu tiêu thụ tăng sau dịch Covid-19), hay bán lẻ trang sức, bán lẻ công nghệ (hoạt động tại các cửa hàng trở lại bình thường và không còn hạn chế bởi giãn cách xã hội). Ngoài ra, trong môi trường lãi suất tăng như hiện tại, nhà đầu tư cũng có thể theo dõi những doanh nghiệp có lượng tiền mặt ròng lớn cũng có thể hưởng lợi.
Ông Nguyễn Thế Minh Giám đốc Phân Tích CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng, nếu theo logic rằng thị trường thế giới đang tốt dần lên, thì mốc 1.000 điểm là khó mất (xu hướng thị trường Việt Nam không ngược với thế giới). Điểm trừ của Việt Nam hiện nay là tỷ giá (tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối diện với vấn đề đồng USD tưng giá mạnh), lo ngại về giảm dự trữ ngoại hối.
Trong bức tranh thị trường tài chình thế giới thể hiện qua thị trường chứng khoán cho thấy tâm lý đang đỡ xấu hơn, mặc dù đang chờ đợi thông tin về tăng lãi suất của Fed trong tháng 11 tới đây. Đây là cơ sở để ông Minh cho rằng, mất mốc 1.000 điểm của thị trường Việt Nam là khó, ngoại trừ xuất hiện thêm các thông tin/sự kiện đặc biệt.
Với nhận định như trên, ông Minh cho rằng, nhà đầu tư thận trọng thì tạm thời đứng ngoài để quan sát thêm thị trường. Với nhà đầu tư ưa mạo hiểm hơn, thì mốc 1.000 có thể giải ngân thăm dò. Về lựa chọn ngành, có thể cân nhắc các ngành ít giảm hơn như điện nước, bán lẻ, công nghệ, sản xuất thực phẩm.
Trong giai đoạn này, ông Minh khuyến nghị nhà đầu tư có thể so sánh với lợi suất ngân hàng. Trong môi trường lãi suất cao phải cân đong đo đếm kỹ càng. Trước đây, chu kì tiền rẻ thì định giá P/E thị trường 13-14 lần vẫn hấp dãn, còn giờ P/E đang dưới 11 nhà đầu tư vẫn rất thận trọng. Sử dụng tỷ lệ đảo nghịch E/P để so sánh với lãi suất, với P/E dưới 11 lần, thì E/P rơi vào tầm 8,5-9%, ngang bằng với lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Vậy trong điều kiện không có thêm thông tin tiêu cực ngoài dự đoán, khi thị giá càng giảm, tỷ lệ E/P càng cao, càng hấp dẫn hơn so với lãi suất tiết kiệm, tức có thể hiểu mức sinh lợi đầu tư cổ phiếu 1 năm đang cao hơn so với rủi ro.
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up