-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Chính thức triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng lợi cần hoạt động trong các ngành hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ngành du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống có thể nhận được hỗ trợ lãi suất 2%/năm |
Hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên cũng được hỗ trợ, nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản
Vay vốn để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố cũng thuộc diện hỗ trợ lãi suất 2%.
Ngân hàng thương mại dừng hỗ trợ lãi suất sau thời điểm 31 tháng 12 năm 2023 hoặc khi hết nguồn kinh phí (hạn mức hỗ trợ lãi suất) được thông báo, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Nội dung tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành ngày 20/5, có hiệu lực kể từ ngày ký.
Doanh nghiệp hàng không còn rất khó, đề nghị thêm hỗ trợ
Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng hành khách hàng không nội địa trong năm 2022 có thể đạt từ 42 – 47 triệu lượt, nhưng vẫn giảm trên 40% so với năm 2019. |
“Dự kiến năm 2022, hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Thậm chí, nếu giá nhiên liệu bay tiếp tục leo thang, nhiều hãng hàng không sẽ lỗ sâu nếu không sớm nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước”, ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam nhận định trong báo cáo gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vào đầu tháng 5/2022.
Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng hành khách hàng không nội địa trong năm 2022 có thể đạt từ 42 – 47 triệu lượt, nhưng vẫn giảm trên 40% so với năm 2019.
Điều đáng nói là thị trường hàng không nội địa dù có sản lượng lớn song do cạnh tranh gay gắt về giá cước nên từ nhiều năm trở lại đây không còn là mỏ vàng lợi nhuận của các hãng hàng không.
Trong khi đó, dù Việt Nam đã khôi phục lại đường bay tới trên 20 quốc gia/vùng lãnh thổ truyền thống nhưng hiện 3 thị trường lớn nhất, mang lại doanh thu, lợi nhuận cao nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn chưa mở lại cho khách du lịch khiến thị trường quốc tế vẫn sẽ cần một thời gian rất dài để phục hồi.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhận định, thị trường hàng không nội địa có thể phục hồi từng bước nhưng còn nhiều khó khăn, dự kiến đến hết năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách nội địa đạt gần về mức năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Riêng thị trường quốc tế sẽ cần một thời gian dài để phục hồi, dự kiến năm 2022 sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế giảm 72-80% so với năm 2019.
Thông tin mới cập nhật từ Báo cáo tài chính quý I/2022, Vietnam Airlines tiếp tục lỗ 2.685 tỷ đồng trong quý đầu năm, kéo mức lỗ lũy kế lên 24.575 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).
Thaiholdings hoàn trả 840 tỷ đồng cho Tân Hoàng Minh tiền mua lô đất vàng 11A Cát Linh
HĐQT Công ty cổ phần Thaiholdings vừa ra nghị quyết thông qua phương án điều chỉnh lại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.
Theo đó, chấp hành công văn số 1428/CV-CSKT-P10 của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Bộ Công an (C03), Thaiholdings thông qua phương án CTCP - Tập đoàn Thaigroup (Công ty con của Thaiholdings) hoàn trả số tiền đã giao dịch từ Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh theo đúng quy định của pháp luật.
Số tiền hoàn trả là 840 tỷ đồng. Ngược lại, Thaigroup nhận lại cổ phần của Công ty cổ phần Bình Minh Group (Chủ sở hữu Dự án 11A Cát Linh) kèm hồ sơ pháp lý, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án.
Dự án 11A Cát Linh nằm ở nút giao Cát Linh - Đặng Trần Côn |
Dự án 11A Cát Linh nằm ở nút giao Cát Linh - Đặng Trần Côn, có diện tích 2.505 m2 và có 2 mặt tiền. Ô đất này nằm đối diện với Khách sạn Grand Mercure Hanoi của chủ đầu tư Tổng công ty Xây dựng Thanh Hóa.
Với động thái trên, Thaiholdings sẽ điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo từ 1.156 tỷ đồng xuống còn 424 tỷ đồng. Như vậy, chênh lệch trước và sau khi điều chỉnh là 732 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"