Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
Goldman Sachs: Doanh nghiệp Mỹ thắt chặt hầu bao, giảm lượng mua cổ phiếu quỹ
Lê Quân (CNBC) - 22/10/2019 10:33
 
Tính chung cả năm 2019, hoạt động mua lại cổ phiếu tại Mỹ sẽ trượt dốc 15% còn 710 tỷ USD và năm 2020 giảm thêm 5% còn 675 tỷ USD, tập đoàn đầu tư và tài chính toàn cầu Goldman Sachs dự báo.
Goldman Sachs dự báo hoạt động mua lại cổ phiếu dự báo giảm 15% còn 710 tỷ USD năm 2019 và giảm thêm 5% còn 675 tỷ USD năm 2020. Ảnh: AFP
Goldman Sachs dự báo hoạt động mua lại cổ phiếu lao dốc 15% còn 710 tỷ USD năm 2019 và giảm thêm 5% còn 675 tỷ USD năm 2020. Ảnh: AFP

Trong thông báo gửi đến khách hàng mới đây, Goldman Sachs cho biết, giá trị mua lại cổ phiếu thuộc rổ S&P 500 trong quý II/2019 chỉ đạt 161 tỷ USD, giảm khoảng 18% so với quý I và 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoạt động mua lại cổ phiếu tại Mỹ sẽ tiếp tục lao dốc bởi doanh nghiệp thắt chặt hầu bao do lo ngại những bất ổn thương mại và tăng trưởng toàn cầu chững lại. Điều này có thể tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ, Goldman Sachs nhận định.

Tổng chi tiêu của các công ty thuộc rổ S&P 500 trong nửa đầu năm 2019 ước giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, theo Goldman Sachs. Dự báo chi tiêu của các công ty này sẽ trượt dốc 6% trong năm nay, mức giảm mạnh nhất trong 10 năm qua.

Goldman Sachs đánh giá, niềm tin của các CEO trong quý III/2019 xuống thấp kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới đây của Đại học Duke (bang Bắc Carolina) chỉ ra rằng phần lớn các giám đốc tài chính (CFO) hy vọng Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới.

Các công ty thường cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh nhiều bất ổn chính sách. Theo ông David Goldin, chuyên gia thị trường vốn của Goldman Sachs, xung đột thương mại Mỹ - Trung và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 là hai yếu tố có thể gây ra những bất ổn thời gian tới.

Goldman Sachs khuyến nghị, để đối phó tình hình trên nhà đầu tư nên “săn” cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, đáng chú ý như cổ phiếu của AT&T, Macy’s, Citizens Financial, IBM, Eastman Chemical, Simon Property Group…

Mua lại cổ phiếu là hoạt động thường xuyên nhưng không quá phổ biến đối với doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng thay vì tiến hành mua lại cổ phiếu, các công ty nên chú tâm hơn vào các dự án hay khoản đầu tư mới.

Lâu nay mua lại cổ phiếu được xem là nhân tố quan trọng trên thị trường “bò tót” (giá lên). Bằng cách mua lại cổ phiếu, doanh nghiệp có thể giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, giúp “thổi” giá và tăng tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS).

Microsoft là ví dụ điển hình gần đây khi cổ phiếu của nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới tăng 1% phiên 18/9 sau khi hãng này công bố ủy quyền mua lại 40 tỷ USD cổ phiếu với tham vọng tăng tỷ lệ cổ tức hàng quý từ 5% lên 51%. Dưới sự lãnh đạo của CEO Nadella hơn 5 năm qua, cổ phiếu của Microsoft đã tăng gần 4 lần.

Microsoft thường xuyên mua lại cổ phiếu dưới thời CEO Nadella. Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6 vừa qua, hãng này đã mua lại tổng số 19,54 tỷ USD cổ phiếu. 

Theo ước tính của Goldman Sachs, tỷ suất lợi nhuận bình quân năm 2021 của các công ty trong rổ S&P 500 đạt khoảng 2,2%, còn tỷ lệ cổ tức bình quân trong Quỹ tăng trưởng cổ tức Goldman Sachs, gồm cả các công ty thuộc rổ S&P 500 là 4%.

Washington rất “để mắt” tới hoạt động mua lại cổ phiếu trên thị trường. Đơn cử, Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ đang tìm cách sửa các luật liên quan đến hoạt động mua lại cổ phiếu.

Ngân hàng dồn dập mua lại trái phiếu tăng vốn: Liệu có bất thường?
Mới đây, Ngân hàng BIDV thông báo mua lại 7.300 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2, trong khi MB công bố mua lại 524 tỷ đồng trái phiếu. Liệu có ẩn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư