Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Góp ý Nghị định kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp xăng dầu lo bị "bắt lỗi"
Hải Yến - 14/05/2024 15:15
 
Thời gian qua, một lít xăng khi bán ra thị trường phải thực hiện quá nhiều mục tiêu, do đó, nghị định kinh doanh xăng dầu mới cần lược bớt các quy định không cần thiết, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nếu không doanh nghiệp dễ bị “bắt lỗi”.
Hội thảo góp ý Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu do VCCI phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 14/5 thu hút hơn 200 doanh nghiệp đến từ các địa phương
Hội thảo góp ý Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu do VCCI phối hợp với Bộ Công thương tổ chức sáng 14/5 thu hút hơn 200 doanh nghiệp đến từ các địa phương

Chia sẻ về quan điểm sửa đổi nghị định kinh doanh xăng dầu, Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký VCCI cho rằng: “Quản lý xăng dầu luôn là bài toán khó, phải cân bằng nhiều lợi ích, do đó, soạn thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu nhiều bị áp lực không nhỏ, chưa kể còn quá nhiều mục tiêu đặt ra trong việc xây dựng Nghị định này”.

“Những can thiệp hành chính đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu chỉ là giải pháp tình thế, động lực thị trường mới là bền vững nhất, thì quản lý cần theo hướng này”, ông Tuấn nói.

“Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường khi có biến động lớn liên quan đến an ninh chính trị - kinh tế; khi can thiệp thì sử dụng linh hoạt nhiều công cụ điều tiết khác nhau đặc biệt là thuế, hỗ trợ lãi suất tín dụng thay cho chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá; không can thiệp hành chính vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp ngoại trừ chức năng giám sát cạnh tranh”.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập

Mục tiêu cao nhất sau sửa đổi phải theo hướng tạo động lực kinh doanh cho doanh nghiệp, “nuôi dưỡng” được doanh nghiệp Trên hết, một Nghị định tốt phải tạo được động lực cho tất cả các chủ thể.

Ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) nêu quan điểm, cần thiết phải xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu mới. Chúng ta đã có 4 Nghị định về điều kiện kinh doanh xăng dầu nhưng vẫn còn nhiều nôị dung cần sửa đổi để phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.

“Thời gian qua, một lít xăng khi bán ra thị trường phải thực hiện quá nhiều mục tiêu. Tôi đề nghị, nghị định mới cần lược bớt các quy định không cần thiết, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Nếu không doanh nghiệp thực hiện dễ bị “bắt lỗi” bởi các cơ quan thanh, kiểm tra”.

Dẫn 3 quy định liên quan đến xăng dầu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ra văn bản bãi bỏ nhưng dự thảo vẫn đưa vào, ông Khanh cho rằng, cần bỏ các quy định khác liên quan đến việc buộc doanh nghiệp phải xây dựng kho chứa 2.000 m3.

Theo ông Khanh, quy định hiện nay cho doanh nghiệp được phép thuê kho nhưng tại sao lại quy định trong dự thảo buộc doanh nghiệp phải tự xây dựng kho, quỹ đất ở đâu để doanh nghiệp xây dựng kho chứa lớn 2.000 m3?

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lo tình trạng độc quyền kinh doanh vẫn tiếp diễn, dẫn đến nguy cơ thao túng thị trường, hạn chế cạnh tranh (có doanh nghiệp lớn chiếm tới trên 50% thị phần hay một vài doanh nghiệp đầu mối thống lĩnh tới trên 80% nguồn cung xăng dầu).

Góp ý cho Dự thảo, trong văn bản kiến nghị các nội dung gửi tới Bộ Công thương, các xăng dầu cho rằng, trong bối cảnh thực tế hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang không có điều kiện bình đẳng để cạnh tranh công bằng trên thị trường, đặc biệt trong tương quan giữa thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ, giữa doanh nghiệp lớn, siêu lớn thống lĩnh thị trường và doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Chẳng hạn có tập đoàn doanh nghiệp chiếm tới 51% thị phần và cùng với 6/32 doanh nghiệp lớn khác chiếm tới 88% thị phần. 

Dự thảo Nghị định lại quy định theo hướng bất lợi và triệt tiêu khả năng cạnh tranh công bằng và bình đẳng của các doanh nghiệp nhỏ hơn là Thương nhân phân phối và Thương nhân bán lẻ”, các doanh nghiệp đề cập.

Ông Đỗ Thanh Hán, Giám đóc Công ty CP Xăng dầu Sài Gòn cho hay: “Dự thảo chưa thực sự mới, mà còn hạn chế bớt quyền kinh doanh của thương nhân phân phối và bán lẻ. Do đó, ông Hán đề nghị,  các quy định đưa vào dự thảo phải mở rộng quyền kinh doanh cho các đối tượng doanh nghiệp.

Hai năm nay, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu như người đang bị nằm trên giường bệnh, cực kỳ khó khăn. Nghị định 83 trước đó đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, nếu kéo dài các điều kiện kinh doanh không theo hướng tạo động lực kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ sẽ mất hết sản nghiệp.

Theo các doanh nghiệp, Nghị định mới cần điều hành xăng dầu theo thị trường, tôn trọng quy luật cung cầu, không được can thiệp quá nhiều. Phải tạo động lực cho người kinh doanh, không nên để cho doanh nghiệp chán nản.

Đại diện cơ quan soạn thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho hay, xăng dầu là mặt hàng chiến lược và phải có cơ chế quản lý. Vì thế, cơ chế quản lý có hướng tiếp cận khác so với các mặt hàng khác. 

Ông Chinh khẳng định sẽ lắng nghe các  ý kiến đa chiều, thậm chí trái chiều để xây dựng nghị định tốt nhất. Đồng tình với quan điểm của VCCI, cách tiếp cận ban soạn thảo khi xây dựng dự thảo muốn giảm bớt đa mục tiêu trong quản lý, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, hài hoà lợi ích của các bên.

Gần 10.700 cửa hàng kinh doanh xăng dầu thực hiện xuất hoá đơn điện tử
Tổng cục Thuế cho biết, tính đến 15/3/2024, tổng số cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng trên cả nước là 10.649...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư