Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 17 tháng 12 năm 2024,
Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệp
Liên Phương - 17/12/2024 18:40
 
Ngày 17/12, tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green i-P1), Công ty cổ phần Green i-Park tổ chức Tọa đàm “Phát triển nhà ở xã hội dành cho người lao động trong khu công nghiệp: Từ chính sách đến thực tiễn”.
TIN LIÊN QUAN

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Bùi Thế Long, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Green i-Park cho biết sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của Công ty trong việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, nhằm đảm bảo không chỉ an cư mà còn giúp ổn định cuộc sống và công việc cho lực lượng lao động tại khu công nghiệp. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân là một nhiệm vụ trọng tâm của Công ty, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu công nghiệp Liên Hà Thái và tỉnh Thái Bình.

Ông Bùi Thế Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Green i - Park phát biểu tại tọa đàm.

Hưởng ứng Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" của Chính phủ, Green i-Park đã xác định phát triển nhà ở xã hội là một trong những chiến lược quan trọng. Tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái, chỉ tính riêng các dự án đã cấp phép, khi đi vào hoạt động ổn định, nhu cầu lao động sẽ lên tới khoảng 40.000 người. Nếu KCN được lấp đầy, nhu cầu lao động có thể lên tới từ 70.000 đến 80.000 người. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, để tạo điều kiện ổn định cuộc sống và giữ chân người lao động lâu dài.

 Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình, cùng lãnh đạo Công ty cổ phần Green i-Park và các đại biểu dự tọa đàm 

Cũng trong tọa đàm, bà Tống Thị Hạnh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đã chia sẻ rằng tọa đàm là một hành động cụ thể nhằm thúc đẩy việc triển khai các dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân tại các khu công nghiệp. Bà khẳng định Bộ Xây dựng sẽ đồng hành cùng các địa phương và doanh nghiệp trong việc phổ biến chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án nhà ở xã hội sớm đi vào thực tiễn.

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Quang Hưng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình, cho biết tỉnh hiện có 7 khu công nghiệp và 35 cụm công nghiệp, thu hút gần 120.000 lao động, trong đó có khoảng 63.700 công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Thái Bình đang quy hoạch và phát triển thêm nhiều khu công nghiệp mới, kéo theo nhu cầu nhà ở xã hội cho công nhân ngày càng gia tăng. Tỉnh Thái Bình đã quy hoạch 60 vị trí phát triển nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 136 ha, trong đó có 6 vị trí dành riêng cho công nhân trong các khu công nghiệp. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2030, sẽ xây dựng khoảng 22.000 căn nhà ở xã hội, trong đó có 12.000 căn dành cho công nhân.

Ngoài các cơ chế ưu đãi theo Luật Nhà ở 2023, Thái Bình cũng đưa ra nhiều hỗ trợ khác cho các dự án nhà ở xã hội, bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất, chi phí san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân là rất cấp thiết và tọa đàm này sẽ góp phần thúc đẩy việc thu hút nguồn lực đầu tư, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại tỉnh.

Phó tổng giám đốc Công ty Green i-Park Lê Đình Đáp, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Việt Anh cùng các chuyên gia bàn luận những cơ chế, chính sách, quy định về đầu tư nhà ở xã hội cho người lao động trong khu công nghiệp

Tọa đàm diễn ra với 2 chuyên đề, Chuyên đề 1: Chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người lao động trong khu công nghiệp, Chuyên đề 2: Thực tiễn phát triển nhà ở xã hội: Kinh nghiệm và giải pháp. Các đại biểu đã nghe một số chuyên gia đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư cùng nhau bàn luận làm rõ những quy định của pháp luật về đất đai, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội, chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người lao động trong khu công nghiệp.

Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn phát triển nhà ở xã hội hiện nay, những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh nhà ở xã hội cho công nhân và đề xuất giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ thực hiện xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 theo đề án của Chính phủ và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của tỉnh Thái Bình.

Các chuyên gia, diễn giả, nhà đầu tư bàn luận về các giải pháp đầu tư hiệu quả, thiết thực để người lao động trong khu công nghiệp có thể tiếp cận, sở hữu nhà ở xã hội.

Bế mạc Tọa đàm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Green i-Park, ông Nguyễn Minh Hưng, đã bày t

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Green i-Park Nguyễn Minh Hưng phát biểu tại tọa đàm.

ỏ một mong muốn giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa: xây dựng những khu nhà ở xã hội chất lượng, mang lại cơ hội an cư cho công nhân và người lao động tại khu kinh tế Thái Bình, đặc biệt là Khu công nghiệp Liên Hà Thái. Mục tiêu của ông là giúp người lao động không chỉ có một mái nhà vững chãi mà còn có một điểm tựa để ổn định và phát triển công việc, cuộc sống.

Chủ tịch HĐQT rất mong sau tọa đàm này, Bộ xây dựng, Sở Xây dựng Thái Bình, các sở, ban, ngành liên quan cùng Green i-Park sẽ tìm ra "công thức" tối ưu để hiện thực hóa chính sách xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động trong các khu công nghiệp. "Công thức" này xoay quanh hai yếu tố quan trọng:

Thứ nhất, giảm thiểu tối đa giá thành sản phẩm để nhà ở xã hội thực sự trở thành giải pháp khả thi cho người lao động, giúp càng nhiều công nhân càng có cơ hội sở hữu hoặc thuê nhà ở. Đây là giải pháp thiết thực, giúp người lao động có thể yên tâm làm việc mà không lo lắng về nơi ở.

Thứ hai, không chỉ là nhà để ở, mà là nơi đáng sống. Những căn nhà này không chỉ đầy đủ tiện ích, mà còn tạo ra một không gian sống thoải mái, lành mạnh, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao, giúp họ gắn bó lâu dài với công việc và tạo động lực phát triển sự nghiệp.

Với tính đặc thù của khu công nghiệp, các chủ đầu tư sẽ không chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án bất động sản, mà còn sẵn sàng xã hội hóa lợi nhuận từ các lĩnh vực khác để phục vụ cho mục tiêu cao cả này. Từ đó góp phần tạo ra những sản phẩm nhà ở xã hội chất lượng, góp phần ổn định cuộc sống cho hàng nghìn công nhân, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của khu công nghiệp, giúp nơi đây trở thành một "ngôi nhà" chung cho những người lao động cống hiến cả tuổi trẻ cho sự phát triển kinh tế.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư