-
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị -
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng
Tại Hội nghị, lãnh đạo Hà Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước với tổng vốn trên 4.600 tỷ đồng.
Cụ thể gồm các dự án: Trường Đại học U1 (Hàn Quốc) tại thành phố Phủ Lý với quy mô đào tạo đại học và sau đại học với khoảng 4.200 sinh viên/năm với tổng vốn đầu tư 45 triệu USD; Dự án của Tập đoàn Masan tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV mục tiêu giết mổ và chế biến thịt gia súc với công suất 600.000 con lợn/năm (tháng 8 năm 2018 hoàn thành đưa dự án vào hoạt động); Dự án của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Tân cảng - Đồng Văn III của Công ty Cổ phần Tân Cảng – Đồng Văn Hà Nam với mục tiêu khai thác và phát triển dịch vụ logistics, kho bãi tại Khu công nghiệp Đồng Văn III, quy mô hàng hóa thông quan trên 37.000 TEU/năm, với vốn đầu tư khoảng 181 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam tại huyện Duy Tiên (Hà Nam) với mục tiêu cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho khu vực dân cư, các khu, cụm công nghiệp, trường học, bệnh viện.. công suất 200.000 m3/ngày, đêm có tổng vốn đầu tư 2,622 tỷ đồng.
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình đăng ký kinh doanh, thu hút đầu tư, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì và có mức tăng trưởng khá.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 317 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 40% so với cùng kỳ, tổng số vốn đăng ký đạt 3.991,7 tỷ đồng; tổ chức thành công 02 hội nghị xúc tiến đầu tư (01 tại Nhật bản, 01 tại Hàn Quốc) và 01 hội nghị làm việc của lãnh đạo tỉnh với một số nhà đầu tư lớn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Vũ Đại Thắng báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tại hội nghị. |
Cùng với đó, tỉnh cũng đã thu hút được 52 dự án đầu tư (trong đó có 11 dự án FDI và 41 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư là 51,07 triệu USD và 3.544,4 tỷ đồng. Số lao động được giải quyết việc làm mới trong các doanh nghiệp là 7.728 lao động. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, vốn điều lệ thấp, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường; một số doanh nghiệp nhận đất nhưng tiến độ đầu tư xây dựng chậm...
Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Cục Thuế tỉnh tích cực triển khai đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng và Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp trong ngày; thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp; đưa trung tâm hành chính công tỉnh, Trung tâm hành chính công huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý đi vào hoạt động; thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thuộc Đoàn Luật sư tỉnh để tư vấn pháp luật cho người dân, doanh nghiệp; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính trong đó rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả 10 cam kết của tỉnh đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp...
Phát biểu tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp tập trung vào một số nội dung chính: Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ; ưu đãi cho doanh nhân nữ; hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp; giải đáp, trả lời doanh nghiệp về việc cắt điện, lắp đặt máy cắt Recloser; mở rộng đầu tư; vấn đề về thanh, kiểm tra doanh nghiệp; chính sách thuế, hải quan; thoát nước khi có mưa lớn; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong các khu công nghiệp... Ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp đã được đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan lắng nghe, tiếp thu và trực tiếp giải đáp ngay tại hội nghị. Đồng thời đưa ra một số đề xuất với UBND tỉnh để sớm có hướng giải quyết, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, phát triển sản xuất.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đông đề nghị các sở, ban, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp tại hội nghị. Đối với những sở, ngành liên quan chưa trả lời tại hội nghị, cần có câu trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó, các sở, ngành địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các cam kết đã ký khi vào đầu tư với tỉnh, đồng thời đóng thuế, nộp lệ phí đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
-
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Hà Nội quyết liệt đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 21A -
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị -
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm