-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, lũy kế đến nay, thu hút vốn FDI của Hà Nội đạt khoảng 69.844 triệu USD (đứng thứ 2 toàn quốc), trong đó, có 7.099 dự án cấp mới còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 28.459 triệu USD; 2.004 lượt dự án tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 11.550 triệu USD; 5.017 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị vốn góp đạt 21.836 triệu USD. Lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất là bất động sản (63%), tiếp theo là dịch vụ buôn bán hàng hóa (9%), xây dựng và khoa học, công nghệ (5%)…
4 tháng đầu năm 2023, thu hút FDI của TP. Hà Nội đạt 1,82 tỷ USD, tăng 260% so với cùng kỳ. |
Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ dù gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và kinh tế thế giới gặp khó khăn.
Theo đó, thu hút năm 2022 đạt 1,77 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước; 4 tháng đầu năm 2023, đứng đầu toàn quốc với 1,82 tỷ USD. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư của Hà Nội. Nhiều dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, điện năng, chế biến, chế tạo… được cấp mới hoặc tăng vốn với số vốn góp từ trên 1 triệu USD trở lên, góp phần đẩy nhanh tiến độ phục hồi của kinh tế Thủ đô.
Bên cạnh những đóng góp tích cực nêu trên, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vẫn còn những tồn tại, bất cập dẫn đến kết quả thu hút trong 2 năm gần đây giảm so với giai đoạn 2018-2020 do một số nguyên nhân chủ yếu như: thời gian thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án kéo dài; hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, quỹ đất hạn chế, giá thuê đất cao so với các địa phương lân cận; một số quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư và luật chuyên ngành...
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã chủ trì làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Hà Nội.
Tại buổi làm việc, TP. Hà Nội kiến nghị, đối với trường hợp đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng", đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu nhận biết hành vi đầu tư "chui" đầu tư "núp bóng";
Đồng thời, hướng dẫn cụ thể đối với danh mục ngành nghề, mục tiêu đầu tư nhạy cảm, không quy định tại Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, bảo đảm cấp phép đầu tư phù hợp với quy định pháp luật và bảo đảm an ninh, quốc phòng, tránh các trường hợp nhạy cảm về ngoại giao, quan hệ đối tác nước ngoài.
Đối với các dự án có sử dụng đất, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ chuyên ngành có hướng dẫn cụ thể đối với các nội dung pháp luật còn chống chéo, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương.
Đặc biệt, đối với các dự án có sử dụng đất đã được cấp phép trước thời điểm sáp nhập địa giới hành chính (năm 2008), nay phải thay đổi quy hoạch, đề nghị Bộ có hướng dẫn rõ các điều kiện chuyển tiếp việc lựa chọn, công nhận chủ đầu tư các dự án.
Phó chủ tịch UBND TP. Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Hà Nội sẽ thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp tăng tốc độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bên cạnh đó, TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng xúc tiến trực tiếp và xúc tiến tại chỗ; chủ động lựa chọn các dự án phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.
Ngoài ra, TP. Hà Nội sẽ tăng cường rà soát nhằm đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết, được quy định trong giấy phép đầu tư.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường trao đổi thông tin, tiếp tục hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ hiệu quả với Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đô.
-
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đầu tư hơn 2.252 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng -
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024