
-
Thu hồi gần 260 tỷ và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera
-
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn
-
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
![]() |
Toàn cảnh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN) |
Sau hơn 3 tháng dỡ “chốt chặn,” từ tối 23/10 đến nay, hàng chục người dân sinh sống quanh khu vực bãi rác Nam Sơn (bãi rác lớn nhất Hà Nội) ở huyện Sóc Sơn lại kéo nhau ra đường “lập chốt,” thay nhau “ăn sương nằm đất” để chặn xe chở rác, đòi quyền lợi, mong sớm được di dời ra khỏi vùng ô nhiễm, ngập ngụa ruồi muỗi.
Đến 12 giờ trưa nay, 25/10, các điểm “chốt chặn” xe vào bãi rác vẫn chưa được dỡ bỏ.
Ghi nhận của phóng viên VietnamPlus vào sáng nay cho thấy nhiều người dân sinh sống ở xung quanh bãi rác Nam Sơn (chủ yếu là xã Hồng Kỳ và Nam Sơn) vẫn tập trung chặn xe chở rác từ nội thành và các huyên lân cận đổ về bãi rác.
Việc người dân tại các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn mang bàn ghế, căng bạt để chặn đường vào 2 cổng của Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn từ ngày 23/10 đến nay, đã khiến hàng trăm xe chở rác từ các quận nội thành và các huyện lân cận không vào được điểm đổ, gây ùn ứ rác thải trong nội thành. Nhiều nơi, rác thải bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Hồng Kỳ và Nam Sơn là hai trong ba xã của huyện Sóc Sơn (cùng với Bắc Sơn) chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ hoạt động của bãi rác Nam Sơn (vận hành từ năm 1999 đến nay). Mỗi ngày có khoảng hơn 4.000 tấn rác được tập kết tại đây, bốc mùi hôi thối đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng trăm hộ dân sinh sống xung quanh.
Dù rằng, thành phố Hà Nội đã có chủ trương di dời người dân trong vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500 m của bãi rác. Vậy nhưng, mỗi lần gặp những vấn đề vướng mắc kéo dài, người dân lại phải dựng lều lán, "ăn trực nằm chờ" không cho xe rác vào khu vực này để mong chính quyền lắng nghe, giải quyết.
Theo một số người dân chặn xe rác, trong đợt chặn xe vào bãi rác vào hồi tháng 7/2020, Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn sớm triển khai thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố đối với vấn đề liên quan đến đền bù đất nông nghiệp, giải quyết cơ bản xong ngay trong tháng 7/2020.
Đối với công tác giải phóng mặt bằng và triển khai phương án bồi thường cho người dân, Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện, cơ bản hoàn thành trong năm 2020, song đến nay gần hết năm nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Vì vậy, người dân tiếp tục chặn xe vào bãi rác để yêu cầu thành phố thực hiện lời hứa. Như vậy, từ năm 2016 đến nay, người dân quanh bãi rác Nam Sơn 7 lần chặn xe để yêu cầu được đền bù di dời, khiến nội thành Hà Nội ùn ứ rác thải sinh hoạt.
![]() |
Trong năm 2019, người dân quanh bãi rác Nam Sơn từng 3 lần chặn xe yêu cầu được đền bù di dời. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) |
Xác nhận với phóng viên VietnamPlus về vấn đề trên, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hồng Kỳ - một trong 3 xã chịu ảnh hưởng ô nhiễm nặng từ hoạt động của bãi rác Nam Sơn, cho biết nguyên nhân chính khiến người dân trên địa bàn tiếp tục chặn xe rác là do bãi rác Nam Sơn đã quá tải, ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, chính sách đền bù giá đất, giải phóng mặt bằng đối với vùng ảnh hưởng môi trường vẫn còn thấp, nên nhiều hộ dân không đồng thuận.
“Cho đến nay, chúng tôi cũng chỉ biết trực tiếp xuống hiện trường tuyên truyền, vận động bà con giải tán, không tự ý chặn xe vào bãi rác Nam Sơn. Bên cạnh đó, xã cũng phối hợp với các phòng, ban của huyện tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến giá đất, chính sách đền bù... để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu tái định cư và giải quyết kiến nghị của người dân,” ông Hải nói.
Thông tin từ vị lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Hồng Kỳ cũng cho biết chiều nay, lãnh đạo các xã chịu ảnh hưởng môi trường bởi bãi rác Nam Sơn cùng với các đơn vị liên quan của huyện Sóc Sơn sẽ trực tiếp họp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn thành phố Hà Nội để tìm phương án giải quyết thực trạng trên.
Trong diễn biến liên quan, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) vừa có văn bản số 457/CNBĐ, đề xuất Ủy ban Nhân dân các quận liên quan đến việc tập kết xe rác gom về các điểm lưu chứa tạm thời, phủ bạt kín xe gom và phun khử khuẩn rắc vôi bột dưới gầm xe, đảm bảo vệ sinh, không để tồn đọng rác trên địa bàn.
Urenco cũng kiến nghị Ủy ban Nhân dân các quận chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các phường thông báo đến cơ quan, đơn vị, nhân dân hạn chế vứt rác bừa bãi, lưu chứa rác tạm thời đến khi có phương án phân luồng xử lý khác.
“Khi Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn hoạt động trở lại, Urenco chủ động tăng cường nhân lực, thiết bị thu gom, vận chuyển rác lưu chứa tạm; bố trí xe phun rửa điểm tập kết tạm để bảo đảm vệ sinh môi trường,” văn bản của Urenco nhấn mạnh./.
![]() |
Nhiều khu vực ở nội thành ngập rác do người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn. (Ảnh: HV/Vietnam+) |

-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Cẩn trọng "sập bẫy" chào bán nhà giá rẻ -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng -
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể -
Kế toán Cục Thi hành án dân sự TP. Huế bị cáo buộc tham ô tiền tỷ -
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra -
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort