
-
Robot và AI mở ra bước ngoặt mới trong điều trị bệnh lý cột sống, thần kinh tại Việt Nam
-
Cần minh bạch nguồn gốc sản phẩm để chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng
-
Tin mới y tế ngày 6/5: Dịch sởi tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại, nhưng tay chân miệng tăng
-
Tăng thuế thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiệt hại kinh tế
-
Người lớn tuổi và người bệnh nền: Cảnh giác với cúm khi giao mùa -
Sở Y tế Nam Định báo cáo vụ việc "đóng đủ tiền viện phí mới được cấp cứu"
Đó là phát biểu của Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương tại Hội nghị Thông tin chuyên đề và giao ban báo chí tháng 5/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/5.
![]() |
Ông Nguyễn Huy Cường, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Hạnh Phúc. |
Số mắc sởi và tay chân miệng tăng theo chu kỳ, vẫn trong tầm kiểm soát
Theo ông Vũ Cao Cương, trong 4 tháng đầu năm, Hà Nội chưa ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A/H5N1, MERS-CoV hay tử vong do bệnh Dại. Ba ổ dịch Dại trên động vật đã được xử lý kịp thời. Các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, ho gà giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh sau Tết Nguyên đán với 2.074 ca mắc và một trường hợp tử vong. Trẻ dưới 15 tuổi chiếm tới 85% số ca, trong đó phần lớn chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin. Các quận có số ca cao gồm Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đống Đa và Thanh Trì.
Bệnh tay chân miệng ghi nhận 1.506 ca, tăng hơn 500 ca so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi. Một số ổ dịch nhỏ xuất hiện tại các trường mầm non, nhưng chưa có ổ dịch lớn.
Theo nhận định của Sở Y tế Hà Nội, dịch sởi đã có dấu hiệu chững lại và dự báo giảm trong thời gian tới, nhưng vẫn có thể xuất hiện thêm ca mắc hoặc tử vong ở nhóm chưa tiêm vắc xin. Tay chân miệng đang bước vào đỉnh dịch tháng 5. Sốt xuất huyết tuy giảm nhưng sẽ tăng từ tháng 6 đến cuối năm.
Ngoài ra, các bệnh lây từ động vật sang người như cúm A/H5N1, Dại vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu không thực hiện đúng khuyến cáo phòng chống dịch.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Hội nghị. Ảnh: Hạnh Phúc |
Hà Nội triển khai đồng bộ các biện pháp phòng dịch
Ngay từ cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch và công văn chỉ đạo phòng chống dịch.
Riêng phòng chống sởi, Hà Nội tổ chức 3 chiến dịch tiêm chủng với hơn 116.000 trẻ được tiêm, đạt tỷ lệ trên 95% chỉ tiêu. Đồng thời, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở điều trị, giám sát chặt chẽ ca bệnh tại cộng đồng và tổ chức tuyên truyền trên truyền hình và mạng xã hội.
Các trung tâm y tế quận, huyện đã rà soát hồ sơ tiêm chủng trong trường học, tổ chức tiêm vét cho học sinh, đặc biệt tại các xã, phường nguy cơ cao. Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp gửi tin nhắn khuyến khích người dân đưa trẻ đi tiêm chủng.
Thời gian tới, thành phố Hà Nội yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng sởi cho nhóm trẻ trong độ tuổi, đảm bảo tiến độ và tiêm đủ liều. Đồng thời, triển khai chiến dịch diệt bọ gậy, thả cá, phun hóa chất phòng sốt xuất huyết trước mùa cao điểm từ tháng 6.
Cùng với đó, tăng cường giám sát dịch tễ, theo dõi sát diễn biến dịch bệnh tại cộng đồng và các điểm có nguy cơ cao như trường học, lễ hội, khu dân cư đông người. Hà Nội cũng đảm bảo đủ thuốc, hóa chất và thiết bị y tế để ứng phó nhanh khi có dịch xảy ra.
Đối với các bệnh từ động vật sang người, cần tiếp tục phối hợp liên ngành Y tế - Thú y để kiểm soát nguồn lây, hạn chế nguy cơ bùng phát dịch trên người.
Công tác truyền thông sẽ được đẩy mạnh trên các nền tảng số và truyền hình nhằm nâng cao nhận thức, khuyến khích người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Cường, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh cần đặc biệt quan tâm tới bệnh sốt xuất huyết. Từ đó, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy đề nghị Sở Y tế phải rà soát toàn bộ địa bàn điểm nóng về sốt xuất huyết năm 2024 để chủ động có biện pháp phòng chống trước.
Ông Nguyễn Huy Cường đồng thời lưu ý việc thực hiện chính quyền 2 cấp thì hệ thống trung tâm y tế, trạm y tế cần có sẵn phương án hoạt động thế nào, chỉ đạo ra sao để công việc hiệu quả nhất...
-
Robot và AI mở ra bước ngoặt mới trong điều trị bệnh lý cột sống, thần kinh tại Việt Nam
-
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, quảng cáo thực phẩm giả
-
Cần minh bạch nguồn gốc sản phẩm để chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng
-
Tin mới y tế ngày 6/5: Dịch sởi tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại, nhưng tay chân miệng tăng
-
Hà Nội chủ động kiểm soát dịch bệnh sởi và tay chân miệng -
Tăng thuế thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiệt hại kinh tế -
Người lớn tuổi và người bệnh nền: Cảnh giác với cúm khi giao mùa -
Sở Y tế Nam Định báo cáo vụ việc "đóng đủ tiền viện phí mới được cấp cứu" -
Tin mới y tế ngày 5/5: Gần 1 triệu lượt người khám, cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
Tin mới y tế ngày 4/5: Kỳ tích ghép tạng trong dịp đại lễ 30/4-1/5 -
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025