
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử
![]() |
Nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết lợi nhuận biên hiện nay đang dưới 2%. Ảnh: Thanh Lan.
|
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng Hà Nội 6 tháng đầu năm diễn ra chiều 28/6. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, sau 5 tháng đầu năm, lợi nhuận lũy kế của các ngân hàng tăng khá so với cùng kỳ 2012. Nếu so với cùng kỳ 2011, 2010 thì kết quả năm nay chỉ bằng khoảng 30%. Tuy nhiên, vẫn có 37 tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng) lỗ sau 5 tháng. Thậm chí, trong số những đơn vị có lợi nhuận thì kết quả cũng sụt giảm mạnh. Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 120 tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, kết quả kinh doanh của các nhà băng có thể còn thấp hơn nhiều nếu không thực hiện Quyết định 780 cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Tại Hội nghị ngành của thủ đô, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Nguyễn Đức Vinh chia sẻ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay hiện nay đã xuống dưới 2%. Theo ông, điều này cũng là một trong những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. "Với một cấu trúc về nguồn vốn và sử dụng vốn như hiện nay, những rủi ro mà một tài sản các ngân hàng đang ôm đã lớn hơn rất nhiều trong khi chênh lệch thu - chi để bù đắp cho rủi ro lại thấp như vậy", ông Vinh lo ngại. Chia sẻ quan điểm này, bà Phan Thị Chinh - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng tâm sự những khó khăn các nhà băng đang đối mặt. Theo vị lãnh đạo này, trước đây, mỗi tổ chức tín dụng có 10 khách hàng thì 60%-70% là khách hàng tốt, có thể bù đắp rủi ro cho 30% khách hàng xấu còn lại. Tuy nhiên, nay chỉ còn 40%-50% là khách hàng tốt, cũng không đủ "cõng" rủi ro cho các khoản vay còn lại. "Do vậy chúng ta khó khăn càng khó khăn hơn", bà Chinh cho biết. Dự kiến tới cuối tháng 6, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng tại Hà Nội đạt gần 640.000 tỷ đồng, tăng 1,68% so với đầu năm. Trong khi đó, tổng nguồn vốn các nhà băng huy động trong nửa đầu năm dự kiến đạt gần 950.000 tỷ đồng (tăng trưởng 5,74%). Đến 31/5, các ngân hàng đã xem xét điều chỉnh giảm lãi suất 75-80% khoản vay cũ về 13% một năm. Thanh Thanh Lan
Theo Vnexpress
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử -
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo phương án cơ cấu lại SCB
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu