
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chuẩn hóa hồ sơ đất đai sau sáp nhập
-
Nam Định lấy ý kiến về đề án hợp nhất tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới -
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
![]() |
Hà Nội sẽ có thêm 30 cụm công nghiệp mới vào cuối năm 2019 |
Tại phiên khai mạc, kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội khóa XV, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện dự toán thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019 của TP. Hà Nội.
Một trong những nội dung đáng chú ý được Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng thông tin, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định, năm nay Thành phố cố gắng xét duyệt được ít nhất một nửa trong 40 cụm công nghiệp đã có quy hoạch. Trong khi đó, đến tuần qua Thành phố đã phê duyệt được tổng cộng 11 cụm công nghiệp.
"Với tiến độ này, tôi khẳng định đến cuối năm nay, Thành phố sẽ có được 30 cụm công nghiệp mới. Tuy nhiên, công nghiệp của Hà Nội đang tồn tại trong đô thị chứ không phải công nghiệp di dời ra khỏi đô thị, nên chúng ta phải xác định sản xuất công nghiệp sạch, bền vững, áp dụng khoa học công nghệ và thiết bị hiện đại", Giám đốc Sở Công thương nêu rõ.
Cũng theo vị lãnh đạo này, công nghiệp Hà Nội không thể theo mẫu số chung của toàn quốc, nhưng vẫn khẳng định Hà Nội là trung tâm, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc; các khu công nghiệp cố gắng kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để có các khu công nghiệp sạch, hiện đại. "Từ năm 2016 đến nay, mẫu số của Thành phố là mỗi ha tại khu công nghiệp tối thiểu 20 triệu USD mới được vào đầu tư”, ông Thăng nhấn mạnh.
Từng thông tin trước đó về nội dung này, theo Sở Công thương Hà Nội, xu hướng đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Hà Nội là đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững, do đó các doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư vào một đơn vị diện tích đất bằng việc tăng mật độ sử dụng đất, đầu tư thiết bị, công nghệ cao, đầu tư dây chuyền đồng bộ; sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất… qua đó tăng hiệu quả sử dụng đất.
Hà Nội đã có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, diện tích là 1.337 ha với khoảng 3.100 cơ sở sản xuất đang hoạt động. Trong số này có 3 cụm công nghiệp tập trung gồm: Cụm công nghiệp Chương Mỹ rộng 50 ha; cụm công nghiệp Sơn Tây rộng 70 ha; cụm công nghiệp Phúc Thọ rộng 55 ha. Ðây là điều kiện cơ bản để phát triển làng nghề, kinh tế nông thôn và kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của Hà Nội.

-
Chỉ định chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập
-
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chuẩn hóa hồ sơ đất đai sau sáp nhập
-
Phân công sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
Nam Định lấy ý kiến về đề án hợp nhất tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
-
Gỡ điểm nghẽn để khơi thông nguồn lực đầu tư -
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh -
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới -
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính -
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu