
-
Bị "Thầy" lừa hàng chục tỷ đồng đầu tư chứng khoán qua ứng dụng NEEX
-
Khởi tố nguyên Phó chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng Phạm Tấn Hoàng
-
Cảnh báo của Hải quan và lời cảnh tỉnh cho doanh nghiệp nhập khẩu điều thô
-
Vietcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đổi quà để lấy thông tin thẻ ngân hàng
-
Sau bão số 3, Hà Nội triển khai phương án ứng phó mưa lớn và sạt lở -
TP.HCM: Tội phạm tham nhũng, chức vụ bị phanh phui tăng gấp hơn 3 lần
![]() |
4 nguyên nhân được TP. Hà Nội chỉ ra khiến cá tại các hồ chết là nước thải, thay đổi thời tiết, ý thức người dân kém và việc nuôi thả cá không đúng quy định |
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời câu hỏi của cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND thành phố, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường hồ và công bố nguyên nhân cá chết thời gian qua.
Cụ thể, thành phố chỉ ra 4 nguyên nhân khiến cá chết ở nhiều hồ. Thứ nhất, do hầu hết hồ của Hà Nội là hồ điều hòa, vẫn còn nước thải chảy vào, gây nên hiện tượng tái ô nhiễm nước. Thứ hai, thời tiết thay đổi dẫn tới thiếu oxy trong nước, hàm lượng DO thấp (DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh). Thứ ba, ý thức người dân kém, vẫn xả thẳng rác thải và xả thải trái phép vào hồ. Cuối cùng còn hiện tượng cho phép nuôi, thả cá kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hồ.
Về tình trạng ô nhiễm hồ, UBND thành phố cho biết địa bàn có 117 ao, hồ, đa số bị ô nhiễm bởi nước thải, trầm tích, bùn đáy. Lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh. Xung quanh các hồ thường có rất nhiều hàng quán và xả thải bừa bãi, gây mất vệ sinh môi trường. Tại nhiều nơi, việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp diện tích mặt nước và gây ô nhiễm.
Theo kết quả quan trắc tại một số hồ nội thành do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội thực hiện trong giai đoạn 2011-2016 cho thấy hầu hết các giá trị hàm lượng đều vượt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam. Báo cáo cũng cho biết, ngoài Fe nằm trong giới hạn cho phép, các thông số còn lại đều vượt quy chuẩn; dầu mỡ khoáng trong giai đoạn 2015-2016 tăng cao hơn giai đoạn 2012- 2013 và vượt quy chuẩn nhiều lần.
Ngoài ra, kết quả quan trắc các hồ được lấy mẫu cũng cho thấy, hồ Giáp Bát và Văn Quán có chất lượng nước kém nhất, tiếp đến là hồ Định Công. Các hồ có chất lượng nước tốt hơn là Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2b và Xã Đàn.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm các hồ, trong năm 2016, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội xử lý ô nhiễm ở 58 hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C theo công nghệ của Đức; tăng cường kiểm tra xử lý xả thải với các đơn vị kinh doanh quanh hồ; đẩy nhanh dự án cải tạo hồ; lắp đặt trạm quan sát tự động, kiểm soát chất lượng nước tại một số hồ (Hoàn Kiếm, hồ Tây)…

-
Cảnh báo của Hải quan và lời cảnh tỉnh cho doanh nghiệp nhập khẩu điều thô -
Vietcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đổi quà để lấy thông tin thẻ ngân hàng -
Sau bão số 3, Hà Nội triển khai phương án ứng phó mưa lớn và sạt lở -
TP.HCM: Tội phạm tham nhũng, chức vụ bị phanh phui tăng gấp hơn 3 lần -
Thủ đoạn gian lận thuế qua khai báo sai mục đích -
Bão số 3 làm 99 căn nhà của người dân ở An Giang bị sập và tốc mái -
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến chi trả hơn 14,2 tỷ đồng
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín