
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình
-
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
-
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội
-
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91% -
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng
Kế hoạch nhằm bảo tồn nguyên vẹn tình trạng hiện nay của các công trình và phục hồi một số đoạn tường thành. Phạm vi kế hoạch được xác định thuộc các khu vực liên quan đến Khu di tích thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn các xã: Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nỗ của huyện Đông Anh với quy mô 860,4ha.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2018-2020 dự tính hơn 60 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách thành phố là 60,41 tỷ đồng, nguồn thu phí, lệ phí là 300 triệu đồng.
![]() |
Khu di tích Cổ Loa (Ảnh minh họa: Internet) |
UBND Thành phố giao Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội là cơ quan đầu mối điều phối chung và giám sát việc triển khai các hoạt động của Kế hoạch đúng quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Đơn vị này phải xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, trùng tu, tôn tạo di tích. Đồng thời, quản lý các dự án đầu tư xây dựng bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo Khu di tích và chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, sưu tầm, trưng bày tư liệu có liên quan tới khu di tích.
Cũng theo kế hoạch, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phải phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích và quản lý mốc giới sau khi được cắm mốc; kiểm tra, giám sát, tham gia thẩm định các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các dự án tu bổ di tích, dự án đầu tư kinh doanh - dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội tại Khu di tích theo thẩm quyền được phân cấp.
UBND Thành phố Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động quản lý, tôn tạo, tu bổ và phát huy giá trị di tích thuộc thẩm quyền được giao; phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban quản lý Khu Di tích Cổ Loa và UBND các cấp quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn khu vực di tích.
Theo Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa, việc phục hồi và bảo tồn Khu di tích là hết sức cần thiết, bởi Khu di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng do người dân canh tác nông nghiệp cả trên tường thành, nuôi cá dưới hào, những hộ dân ở sát chân Thành cổ thậm chí đã được cấp “sổ đỏ” do sinh sống nhiều đời trên khu vực này. Một số đoạn trên mặt thành biến thành đường nhựa cho xe cơ giới qua lại… Vòng Thành Nội đã gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất rải rác. Nhiều đoạn hào trong Thành Nội cũng bị lấp để xây nhà và làm đường.
Theo thống kê, trong khu vực Cổ Loa hiện lưu giữ khoảng 60 di tích (trong đó có 7 di tích cấp quốc gia) thuộc các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử cách mạng, di chỉ khảo cổ học.

-
Sẽ xử lý hành vi gian lận để hoàn thuế thu nhập cá nhân -
Bộ Tài chính sau hợp nhất: Sắp tới sẽ ngày càng tốt lên, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn -
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể -
Bộ Tài chính: Bình quân mức thuế xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam chỉ khoảng 15% -
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam -
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước -
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn