
-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Theo dự kiến về khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của TP.Hà Nội, học sinh mầm non, phổ thông sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 28/8/2023, riêng lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 21/8/2023.
Ngày khai giảng được tổ chức thống nhất toàn Thành phố vào ngày 5/9/2023; kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1/2024; hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2024 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024.
Theo kế hoạch của Hà Nội, năm học này việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2024; hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2024.
Trước đó, TP.HCM cũng đưa ra khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 đối với bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do UBND TP.HCM vừa mới ban hành sau đề xuất của Sở GD&ĐT TP.HCM.
Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT, học sinh giáo dục thường xuyên sẽ tựu trường vào ngày 28/8/2023. Riêng học sinh lớp 1 sẽ tựu trường ngày 21/8/2023.
Học sinh các cấp sẽ khai giảng năm học mới ngày 5/9/2023. Ngày bế giảng năm học là từ 26 đến 31/5/2024. Đáng chú ý, năm học 2023 - 2024, TP.HCM quy định nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 5/2/2024 (26 tháng Chạp Âm lịch) đến ngày 18/2/2024 (tức Mùng 9 tháng Giêng Âm lịch).
Được biết, theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong tuần qua.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thời gian tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2023.
Thời gian kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1/2024; hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2024 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2024. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2024.
Thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với thời gian Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh trước khi thực hiện.
Thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo cho thấy hiện cả nước hiện có 37.619 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, trong đó nhiều nhất là ở cấp tiểu học với 12.354 trường.
Năm học 2022 - 2023, hệ thống trường, lớp trên cả nước tiếp tục được quy hoạch, đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh các cấp học.
Cả nước hiện có 37.619 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, trong đó nhiều nhất là ở cấp tiểu học với 12.354 trường, cấp mầm non có 12.152 trường, cấp trung học cơ sở có 10.672 trường.
Về số phòng học, cả nước có 606.210 phòng học các cấp mầm non, phổ thông công lập, trong đó, số phòng học kiên cố là 517.920 phòng, đạt tỷ lệ 85%.
Cấp trung học phổ thông có tỷ lệ phòng học kiên cố hóa nhiều nhất, đạt 96,4%; tiếp đến là cấp trung học cơ sở đạt 93,7%, cấp tiểu học đạt 82% và cấp mầm non đạt 79,5%.
Tính về địa bàn, các địa phương ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ kiên cố hóa thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước.
Bên cạnh đó vẫn có hiện tượng thiếu phòng học cục bộ tại các khu vực có mật độ dân cư cao, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu