-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lý Cường -
TP.Móng Cái (Việt Nam) và TP.Đông Hưng (Trung Quốc) bàn giao lồng nuôi thủy sản bị trôi dạt sau bão Yagi -
Trung Quốc sẽ tăng cường mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam -
Thái Bình: Xây dựng huyện Vũ Thư là trung tâm dịch vụ trung chuyển -
Quảng Ninh xin ý kiến nuôi trồng 260 ha thủy sản trên vùng đệm vịnh Hạ Long -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc
Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Nhật Bắc |
Tham dự họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/9 để cung cấp các thông tin mới nhất về tình hình cơn bão số 3 và công tác ứng phó, giải pháp để giảm nhẹ thiệt hại, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tối ngày 6/9, bão đi vào vịnh Bắc Bộ với cường độ rất mạnh cấp 14, giật cấp 17.
Hồi 13h00 ngày 7/9, vị trí tâm bão trên vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, cường độ cấp 12 - 13, giật cấp 16. Gió thực đo lúc 13h00 ngày 7/9: Bãi Cháy (Quảng Ninh) cấp 14, giật cấp 17; Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 13, giật cấp 16; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 14; Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) câp 13, giật cấp 14; Cát Hải (Hải Phòng) câp 7, giật cấp 10; Ba Lạt (Thái Bình) cấp 8, giật cấp 10.
Về lượng mưa, từ 7h00 đến 13h00 ngày 7/9, đã có mưa lớn như: Cô Tô (Quảng Ninh) 127 mm; Cẩm Phả (Quảng Ninh) 123 mm; Cát Bà (Hải Phòng) 198 mm, Tiền Hải (Thái Bình) 208 mm.
Dự báo, chiều và đêm ngày 7/9, bão số 3 sẽ di chuyển vào đất liền. Đến 1h ngày 8/9, đạt cấp 8, giật cấp 10 trên đất liền khu vực Đông Bắc Bộ.
“Đây là cơn bão rất mạnh, mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, đặc biệt đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước rất quan tâm chỉ đạo. Thủ tướng Chính phủ liên tiếp ban hành 3 Công điện chỉ đạo các bộ, ban ngành địa phương triển khai ứng phó với bão”, ông Phạm Đức Luận nói.
Ông Luận cũng cho biết, dự báo sáng mai (8/9) bão di chuyển, đi sâu vào đất liền, khu vực Hà Nội tiếp tục bị mưa lớn ảnh hưởng.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia. Ảnh: Nhật Bắc |
Bổ sung thêm, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, đầu giờ chiều ngày 7/9, bão số 3 đã có dấu hiệu suy yếu. Gió tại Bãi Cháy lúc 15h ngày 7/9 đã giảm còn cấp 8. Hiện nay suy hướng bão vào đất liền tiếp tục suy yếu. Tuy nhiên các khu vực xa xôi trong đất liền như Hà Nội mặc dù có gió và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất.
Dự báo thời gian gió mạnh tại một số địa phương như sau: Hải Phòng - Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình - Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16 - 22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.
Vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng… mưa còn kéo dài hết đêm ngày 7/9 và khoảng đến tầm 4h sáng ngày 8/9 mưa và gió sẽ giảm nên sáng ngày 8/9 là an toàn.
Đối với khu vực sâu hơn một chút như Hà Nội, gió bắt đầu lặng từ 1h sáng ngày 8/9 nhưng mưa có thể kéo dài đến 8 - 9h sáng ngày 8/9. Trưa ngày 8/9, khu vực thành phố Hà Nội tương đối an toàn.
Đối với khu vực Trung du miền núi như Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình mưa sẽ muộn hơn. Từ 19h ngày 7/9 mưa sẽ tăng. Cả ngày 8/9 mưa sẽ nặng hơn. Ngày 8/9 mưa chỉ tập trung ở Trung du miền núi nên nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở cao.
Ông Hoàng Phúc Lâm cũng cảnh báo, vùng ven biển, khi bão vào, các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn. Các khu vực neo đậu của tàu thuyền sẽ có khả năng va đập khiến các tàu bị chìm.
Đợt mưa này sẽ chấm dứt nhanh ở Đông Bắc Bộ (Hà Nội). Tuy nhiên có khả năng kéo dài ở khu vực phía tây. Miền núi và Trung du mưa lớn, thời gian mưa còn kéo dài đến ngày 9/9 - 10/9 mới kết thúc.
-
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng -
Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Lấy kết nối làm trọng tâm, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực vươn lên -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Lý Cường -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường -
TP.Móng Cái (Việt Nam) và TP.Đông Hưng (Trung Quốc) bàn giao lồng nuôi thủy sản bị trôi dạt sau bão Yagi -
Hành trình vươn tới thành công của doanh nhân chính là hành trình đi lên của đất nước -
Thư chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng -
Trung Quốc sẽ tăng cường mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam -
Thái Bình: Xây dựng huyện Vũ Thư là trung tâm dịch vụ trung chuyển -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số