Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hà Nội "góp" trên 10.000 tỷ vào 84.635 tỷ đồng tiết kiệm của cả nước năm 2020
An Nguyên - 28/05/2021 14:48
 
Năm 2020 các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiết kiệm được trên 84.635 tỷ đồng.
.
Dẫn đầu về số tuyệt đối, Hà Nội tiết  kiệm được 9.162.225 triệu đồng ngân sách trong năm 2020 (Ảnh minh hoạ) 

Nếu tính số tuyệt đối thì Hà Nội có số tiền tiết kiệm được lớn nhất trong 61 tỉnh, thành có báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 56 vừa qua có kèm theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các Bộ, cơ quan ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước (cập nhật đến ngày 5/5/2021).

Theo đó 34 bộ ngành; 61 tỉnh, thành, (hai địa phương chưa có báo cáo) 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tiết kiệm được hơn 84.635 tỷ đồng.

Trong đó, tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước là 50.628 tỷ đồng, còn tiết kiệm vốn tại doanh nghiệp là hơn 34.000 tỷ đồng.

Gộp chung cả bảng xếp hạng thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị tiết kiệm được nhiều nhất với 15.755 tỷ đồng. Hà Nội đứng ở vị trí thứ 2 với tổng số tiền tiết kiệm là hơn 10.287 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đứng thứ 3 với tổng số tiền tiết kiệm được hơn 6.558 tỷ đồng. Tiếp đến là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội tiết kiệm được hơn 3.999 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng tiết kiệm được hơn 3.703 tỷ đồng, Bộ Tài chính cũng tiết kiệm được hơn 2.059 tỷ đồng,…

Ở khối tỉnh, thành, Hà Nội đứng đầu về số tuyệt đối, tiết  kiệm được 9.162.225 triệu đồng ngân sách và 1.124.936  triệu đồng vốn tại doanh nghiệp.

TP.HCM ba năm liền đều không gửi báo cáo đúng thời hạn, nên không có dữ liệu nào tương tự ở đô thị đặc biệt này.

Dù sao, sự so sánh cũng chỉ là tương đối, vì không cùng mẫu số.

Vẫn tính về số tuyệt đối thì sau Hà Nội, các tỉnh Lâm Đồng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu... đứng phía trên  bảng tiết kiệm.

Các tỉnh Hậu Giang, Hà Nam, Hưng Yên xếp ở cuối bảng khi tiết kiệm được dưới 100 tỷ đồng.

Tính riêng 34 bộ và cơ quan Trung ương, thì tổng số tiền tiết kiệm được gần 11.154 tỷ đồng. Trong đó, số tiền tiết kiệm ngân sách và vốn nhà nước hơn 11.000 tỷ đồng; số tiền tiết kiệm từ vốn doanh nghiệp là 135,541 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài Chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là 3 cơ quan tiết kiệm được nhiều nhất, sau đó đến  Bộ Giao thông vận tải.

Trong khối các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kế đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội... Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Giấy Việt Nam tiết kiệm được ít nhất trong khối này với tổng số tiền tiết kiệm được chỉ dưới 10 tỷ đồng.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn một số bất cập, gây lãng phí. Cơ quan thẩm tra cho rằng, một số cơ quan hành chính nhà nước được hưởng cơ chế tự chủ tài chính như các đơn vị sự nghiệp công lập là chưa phù hợp. Tình trạng vi phạm định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn diễn ra; việc xử lý vi phạm tuy có tăng so với năm 2019 nhưng còn chưa phản ánh đúng với tình hình thực tế đang diễn ra.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu cần làm rõ một số điểm trước khi báo cáo được gửi tới Quốc hội vào kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ mới (tháng 7/2021). 

Một số dự án đầu tư trọng điểm giải ngân rất chậm, gây lãng phí
Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, kế hoạch vốn nước ngoài năm 2020 chưa giải ngân khoảng 30.000 tỷ đồng; vốn trong nước...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư