-
Thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Mưa lớn ở miền Bắc gây gián đoạn cấp điện tại nhiều nơi -
Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới -
Nghiên cứu mở rộng mô hình hợp tác liên doanh giữa Việt Nam và Mozambique -
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Mozambique
Kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanhkhông đạt tiêu chuẩn chất lượng (ảnh: Internet) |
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong tháng 9, các đơn vị thuộc Sở đã thanh tra 4 cơ sở và kiểm tra 22 cơ sở. Qua đó, đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính 2 đơn vị số tiền 8 triệu đồng.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, đang tiến hành thanh tra 1 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở số tiền 2,1 triệu đồng với hành vi kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có nhãn mác không đúng quy định, không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cơ quan chuyên môn Sở đang tiến hành thanh tra, xác minh 1 cơ sở, kiểm tra 15 cơ sở. Qua đó, đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 tổ chức gần 14,66 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính sản xuất sản phẩm hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.
Cũng trong tháng 9, các chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 49 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thú y, thủy sản, nông sản, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp. Qua kiểm tra đã xử phạt, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách hơn 220 triệu đồng đối với 14 tổ chức, cá nhân vi phạm. Ngoài ra, các chi cục còn tham gia các đoàn liên ngành kiểm tra 1.327 cơ sở, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính 29 trường hợp 52,4 triệu đồng.
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, công tác quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp tại Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, địa bàn hoạt động rộng, trong khi điều kiện trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra còn gặp không ít khó khăn. Mặt khác, văn bản quy phạm pháp luật quy định đối với một số lĩnh vực vẫn chưa rõ ràng, cụ thể trong lĩnh vực guống vật nuôi, thủy sản, thức ăn chăn nuôi... làm ảnh hưởng đến quá trình thanh tra, kiểm tra.
Khắc phục những tồn tại trên, trong tháng 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp; xử lý vi phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra. Đôn đốc các đơn vị trong ngành thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư nông nghiệp...
-
Mưa lớn ở miền Bắc gây gián đoạn cấp điện tại nhiều nơi -
Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới -
Nghiên cứu mở rộng mô hình hợp tác liên doanh giữa Việt Nam và Mozambique -
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Mozambique -
Hợp tác liên nghị viện là trụ cột rất quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nga -
Hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi phát huy mạnh mẽ “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”