-
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng -
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập
8h10, trên cầu Chương Dương, xe máy hầu hết phải dừng lại, dắt bộ vì gió quá mạnh, không thể di chuyển.
Cây xà cừ rất to đổ vào nhà dân ở số 10 Nguyễn Biểu.
Cây đổ trong sân Nhà Quốc hội.
Người đi xe 2 bánh di chuyển rất khó khăn và nguy hiểm trên cầu Chương Dương vì gió quá mạnh. (Ảnh: P. Thảo)
Hàng loạt xe máy bị gió quật ngã tại Hà Đông (Ảnh bạn đọc cung cấp)
Cây lớn đổ đè bẹp ô tô trên đường Trần Thánh Tông. Vụ việc xảy ra lúc 5h30, thời điểm gió bão đang quần thảo mạnh nhất. Rất may không có thương vong về người. Lực lượng chức năng đang phải cưa thân cây để "giải cứu" ô tô.
7h40, mưa đã ngớt nhưng gió vẫn rít mạnh từng cơn. Cây xanh đổ la liệt trên các tuyến đường. Người dân bắt đầu ra đường khắc phục thiệt hại.
Phố Hàng Bài.
Khu vực gần công viên Thống Nhất, cây to đổ ngổn ngang.
Một phụ nữ bán nước vỉa hè tranh thủ lúc mưa ngớt, gió tạm ngưng rít, chạy ra chằng chống, buộc lại tài sản. Cây lớn cạnh quán nước của bà bị bật gốc, gây hư hỏng một số bàn ghế...
Cây lớn bật gốc trên phố Trần Nhân Tông
Ngổn ngang trên đường Lê Duẩn.
Biển quảng cáo lớn đổ gập trước cửa một siêu thị điện máy trên đường Tây Sơn.
Gần 7h sáng, nhà cửa, hàng quán trên các tuyến đường phần lớn đều đóng im ỉm. Người dân hạn chế ra đường, đề phòng nguy hiểm. Nhiều người dân Hà Nội cho biết, hiếm khi thấy Thủ đô hứng trận gió bão mạnh và dai dẳng như thế này.
Đường Trường Chinh, một cây xanh đổ vào xe cảnh sát.
Phố Thượng Đình, 6h43 sáng 28/7.
6h30, ghi nhận của PV, các tuyến đường cây đổ quá nhiều, di chuyển rất khó khăn.
Phó Khương Đình - Thanh Xuân lúc 6h20 sáng nay.
6h20, mưa không quá lớn nhưng gió vẫn rít rất mạnh, cây đổ khắp các tuyến đường.
Cây đổ ngổn ngang trên đường Kim Giang sáng sớm nay. (Ảnh: Nguyễn Dương)
Mưa gió cực mạnh đang quần thảo tại Hà Nội (Video: T.H)
Hình ảnh gió bão vít cây chụp từ cửa sổ một ngôi nhà ở khu vực Thanh Trì, Hà Nội. (Ảnh: T.H)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay, bão số 1 tiếp tục quần thảo trên đất liền các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 9-11.
Do ảnh hưởng của bão số 1, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13; các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7. Trong 6-12 giờ vừa qua, ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-100mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 126mm, Ninh Bình 173mm, Thái Bình 186mm.
Hồi 5h ngày 28/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ vĩ Bắc; 105,8 độ kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 9-11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp. Đến 16h ngày 28/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).
Do ảnh hưởng của bão sau suy yếu thành vùng áp thấp, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) sáng nay (28/7) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-11.
Các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt do bão số 1 gây ra phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Việt Bắc và Tây Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng -
Làng Đại học Đà Nẵng ngổn ngang đến bao giờ? -
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Công ty BBC Hà Nội, Đất Việt trúng nhiều gói thầu phụ giá trị lớn -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập -
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng -
Quảng Nam mở lối cho 3 dự án kiện tụng kéo dài của Bách Đạt An
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang