-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Đến ngày 27/4: Tín dụng cả nước tăng 3,05%, riêng Hà Nội tăng 2,93%
Sáng ngày 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban thường Vụ Thành ủy Hà Nội. Tại buổi làm việc, Hà Nội đã nêu ra nhiều kiến nghị, đề xuất tháo gỡ chính sách, nhằm tạo điều kiện cho Hà Nội thúc đẩy các dự án, công trình lớn, trong đó có vấn đề vốn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng, để cải thiện tiếp cận tín dụng, cần triển khai đồng bộ các giải pháp khác từ các bộ, ngành và các địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội.
Trong thời gian qua, lãnh đạo Thành phố rất quan tâm tới hoạt động ngân hàng, quan tâm tới việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với chi nhánh NHNN Thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc về tín dụng, lãi suất.
Tính đến ngày 27/4/2023, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn Thành phố tăng 2,93% (thấp hơn không đáng kể so với mức tăng 3,04% của cả nước), nhưng tăng trưởng kinh tế đạt 5,8%. Điều này cho thấy nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế ngoài nguồn vốn tín dụng còn đến từ các nguồn vốn quan trọng khác như đầu tư công, FDI…
Liên quan đến vấn đề tiếp cận tín dụng, Thống đốc cho biết, đây là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ quan tâm và có nhiều chỉ đạo. Về phía NHNN đã thực hiện điều tiết tiền tệ hợp lý, đảm bảo thanh khoản dồi dào, các tổ chức tín dụng sẵn sàng nguồn vốn cho vay, ban hành Thông tư cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Tuy nhiên, để cải thiện tiếp cận tín dụng, Thống đốc cho rằng, cần triển khai đồng bộ các giải pháp khác từ các bộ, ngành và các địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội. Chẳng hạn, đối với lĩnh vực bất động sản, khó khăn pháp lý là chủ yếu phải được giải quyết thì các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ mới phát huy, doanh nghiệp mới chứng minh được có dòng tiền trả nợ theo kỳ hạn mới.
Tín dụng bất động sản: Ngân hàng phải cân đối nguồn để đảm bảo khả năng chi trả
Về kiến nghị của Thành phố đối với việc nới room tín dụng nhằm cho phép các doanh nghiệp bất động sản có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, đồng thời người mua nhà cũng có điều kiện vay vốn để mua nhà, Thống đốc cho rằng thực tế những năm qua, tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản thường cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế - ngay cả trong quý I/2023 khi tín dụng tăng trưởng chậm. Hà Nội là một địa bàn bất động sản lớn, do đó, việc tăng trưởng tín dụng bất động sản cao cũng thúc đẩy cho phát triển kinh tế chung của cả nước, đây là một vấn đề Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm.
Việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, dự án bất động sản hoàn toàn do các tổ chức tín dụng quyết định trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Những tháng đầu năm, các tổ chức tín dụng không chạm trần tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, với đặc thù tín dụng bất động sản thường có kỳ hạn dài, số tiền lớn nên khi cấp tín dụng, các tổ chức tín dụng phải cân đối trên cơ sở thực tế huy động vốn và cân đối sử dụng vốn để đảm bảo cấp tín dụng nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản, sẵn sàng chi trả cho người gửi tiền.
Với tính chất dài hạn, nguồn vốn cho doanh nghiệp, dự án kinh doanh bất động sản ngoài vốn tín dụng, cần tăng cường huy động từ các nguồn vốn khác như FDI, trái phiếu doanh nghiệp (đây là những vấn đề Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang tập trung chỉ đạo để phát triển lành mạnh, bền vững).
-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm