-
Hà Nội tăng 21 bậc trên bảng xếp hạng bảo vệ môi trường quốc gia -
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025" -
Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm học 2023-2024 là triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các khối lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11;
Ảnh minh hoạ. |
Đồng thời, tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tiếp tục triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các khối lớp còn lại (lớp 5, 9 và 12) vào năm học 2024-2025. Đây cũng là ba khối lớp cuối cùng thực hiện chương trình mới.
Năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên đã được giao.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu và đề xuất cơ chế đặc thù đối với việc tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Đồng thời, xây dựng phương án tạo nguồn bổ sung giáo viên các cấp học, tăng cường đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tính đến hết năm học 2022-2023, toàn thành phố có 2.840 trường mầm non, phổ thông, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Tổng số giáo viên hiện nay là khoảng 138.000 người.
Cũng về vấn đề giáo viên, ngày 15/8/2023, Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".
Sự kiện là dịp để nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục được nói lên tâm tư, nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác. Đây cũng là dịp để Bộ trưởng lắng nghe ý kiến phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoàn thiện chính sách; động viên, chia sẻ với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên công tác trong ngành.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp nhận hơn 6.200 ý kiến, trong đó, có khoảng 6.000 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt. Hơn 200 ý kiến từ các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề lớn như: Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…);
Chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…); Điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).
Đối với giáo dục đại học, các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề như: Tự chủ đại học và vai trò đội ngũ giảng viên trong thực hiện tự chủ đại học;
Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Chuyển đổi số trong giáo dục và thích ứng của các trường đại học với chuyển đổi số; cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới …
Các ý kiến trên cùng thông tin thu thập từ sự kiện là cơ sở quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, lãnh đạo phù hợp với thực tiễn.
Qua đó, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục, bảo đảm điều kiện về đội ngũ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Sự kiện được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các Sở giáo dục và đào tạo và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.
-
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025" -
Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
"Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025": Bữa tiệc âm nhạc cuối tuần rực rỡ -
Chương trình Xuân Quê hương 2025: Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới -
TP.HCM: Quyên góp hơn 500 triệu đồng hỗ trợ nghệ sĩ, vận động viên khó khăn đón Tết
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land