-
Du lịch Quảng Bình khắc phục tính mùa vụ để đạt mục tiêu 6 triệu lượt khách -
Đà Nẵng khai mạc triển lãm mỹ thuật “Hành trình phố biển” -
Doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát du lịch Quảng Bình -
Ngành du lịch khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025
Đó là khẳng định của bà Phạm Diễm Hào, Phó trưởng phòng Kế hoạch và Phát triển Tài nguyên môi trường (Sở Du lịch Thành phố Hà Nội) tại hội nghị “Hà Nội - Điểm đến du lịch văn hoá, lịch sử" diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024.
Bàn về thực trạng
Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến được đánh giá có tài nguyên văn hóa độc đáo nhất trong cả nước, đặc sắc trong khu vực và trên thế giới. Tài nguyên văn hóa của Thủ đô được thể hiện nổi bật trên 4 khía cạnh: di tích - di sản, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực và nghệ thuật dân gian.
Bà Phạm Diễm Hào, Phó trưởng phòng Kế hoạch và Phát triển Tài nguyên môi trường (Sở Du lịch Thành phố Hà Nội). |
Về di tích - di sản, trên địa bàn Thành phố hiện có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có những di tích ngàn năm tuổi, và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Những điểm đến di tích - di sản văn hóa chính, nổi bật của Thủ đô có thể kể đến như: Hoàng thành Thăng Long, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu phố cổ, Thăng Long Tứ Trấn, Chùa Trấn Quốc, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền Sóc, Chùa Thầy…
Đó đều là những công trình, di sản mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống của Thủ đô, có tính kiến trúc, thẩm mỹ độc đáo. Thông qua các câu chuyện lịch sử, các truyền thuyết, di tích, di sản, người dân và du khách có thể hiểu sâu sắc về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.
TP. Hà Nội cũng là nơi tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng, có 47 nghề trên 52 nghề của toàn quốc, trong đó có 309 làng nghề đã được Thành phố công nhận, tiêu biểu là làng nghề: gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh...
Về văn hóa lễ hội, Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều lễ hội của miền Bắc Việt Nam, cùng với vùng đất Tổ Phú Thọ và xứ Kinh Bắc. Cũng như các vùng đất khác, những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân, có thể kể đến như: Lễ hội Cổ Loa, Lễ hội Đền Phù Đổng, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng, Lễ hội Đống Đa...
Với những giá trị nổi bật và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở tiềm năng lợi thế sẵn có, cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, ngành Du lịch Hà Nội đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.
Giai đoạn 2016 - 2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội giữ ổn định mức tăng trưởng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, đạt mức tăng trưởng bình quân 10,1%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 21.1%/năm, khách nội địa đạt 7,5%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng tương đối ổn định, giai đoạn 2016- 2019 tăng trưởng bình quân đạt 17,6%/năm. Năm 2019, đạt 103,812 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2016, bằng 14,3% tổng thu từ khách du lịch cả nước.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid - 19, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Thủ đô nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự sụt giảm nguồn khách quốc tế đến và nguồn cầu du lịch trong nước. Trong các năm 2020, 2021 lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm sâu, chỉ đạt lần lượt 8,65 triệu và 4 triệu lượt khách. Đặc biệt trong năm 2021, Hà Nội không đón khách quốc tế do các biện pháp hạn chế di chuyển, xuất nhập cảnh của các quốc gia trên thế giới.
Năm 2022, tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt khách, tăng gấp hơn 4,7 lần so với năm trước. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 60.000 tỷ đồng, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2021.
Năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt khách, tăng 27% so với năm 2022 (tăng 9,1% so với Kế hoạch, tương đương 83% kết quả năm 2019). Trong đó gồm: 4 triệu lượt khách quốc tế (có 2,82 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 266,7% so với năm 2022 (tăng 33,3% so với Kế hoạch, tương đường 57% kết quả năm 2019) và 20 triệu lượt khách nội địa, tăng 16,3% so với năm 2022 (tăng 5% so với Kế hoạch, tương đương 91% kết quả năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 (tăng 13,83% so với Kế hoạch, tương đương 84,4% kết quả năm 2019).
Khoảng 1 năm trở lại đây, sau khi ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi, Hà Nội liên tục được các tổ chức báo chí du lịch quốc tế đánh giá cao, đứng trong nhóm các thành phố điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Năm 2023, Hà Nội được vinh danh với nhiều giải thưởng quốc tế, đây là sự động viên, khích lệ, đồng thời là sự khẳng định vị trí, vai trò của Du lịch Thủ đô trong nước, khu vực và quốc tế.
Cụ thể, TP. Hà Nội đã vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (Word Travel Awards) trao 3 giải thưởng: Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á năm 2023 - Asia’s Leading City Destination 2023; Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023 - Asia's Leading City Break Destination 2023; Cơ quan quản lý du lịch Thành phố hàng đầu Châu Á - Asia's Leading City Tourist Board. Đặc biệt, TP. Hà Nội lần đầu tiên được nhận giải thưởng "Điểm đến thành phố Golf tốt nhất thế giới năm 2023" - World’s Best Golf City Destination 2023 từ Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới.
Về ẩm thực, Hà Nội vinh dự có 48/103 nhà hàng được Michenlin Guide - Cẩm nang ẩm thực danh giá nhất thế giới tuyển chọn, trong đó có 3 nhà hàng đạt 1 sao Michelin (Nhà hàng Gia, Nhà hàng Hibana by Koki của Khách sạn Capella Hanoi và Tầm Vi).
Đánh giá cao các hoạt động du lịch văn hoá của Thủ đô suốt thời gian qua, bà Phạm Diễm Hào cho biết, Thủ đô Hà Nội đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác. Thành phố đã tập trung chỉ đạo phát triển các tuyến du lịch thu hút du khách hiệu quả, gồm: khu di sản Hoàng thành Thăng Long gắn với khu Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là chuỗi sản phẩm quan trọng của Thủ đô Hà Nội.
Trình diễn ánh sáng ở tour "Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám". |
Bên cạnh đó, chú trọng khai thác loại hình du lịch nghệ thuật gắn với di sản (tiêu biểu như sản phẩm: múa rối nước Đào Thục gắn với di tích Cổ Loa, Đông Anh; khu vực đền thờ Hai Bà Trưng gắn với làng trồng hoa xã Tiền Phong, Mê Linh). Phát triển sản phẩm khu vực Ba Vì với hệ thống di tích lịch sử đền Hạ, đền khu di tích K9, Đá Chông; cảnh quan thiên nhiên của rừng quốc gia Ba Vì…
Thành phố cũng chủ động triển khai nhiều sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm, sản phẩm văn hóa ứng dụng công nghệ trên cơ sở khai thác các giá trị truyền thống của Thủ đô và nhận được sự hưởng ứng của du khách trong và ngoài nước như: Sản phẩm du lịch đêm với chủ đề “Đêm thiêng liêng” tại Khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tour đêm “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí", sản phẩm du lịch trải nghiệm ứng dụng công nghệ Mapping, 3D, ánh sáng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám…
Ông Nguyễn Văn Tú, Phó giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ trong xây dựng sản phẩm. Trong đó, sẽ hướng đến phục dựng các hoạt cảnh liên quan đến học hành, thi cử đỗ đạt xưa, như: Phục dựng lễ vinh quy bái tổ, lễ xướng danh, hay lớp học xưa…
Khắc phục tồn tại, hướng đến sự phát triển bền vững
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bà Phạm Diễm Hào cũng chỉ ra việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội.
Thứ nhất, công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa còn nhiều bất cập, hạn chế. Một số di tích, di sản trong tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng các công trình, nét độc đáo trong kiến trúc, thẩm mỹ, do đó hạn chế thu hút được khách du lịch.
Thứ hai, thiếu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, khác biệt để phát triển và lan tỏa được thương hiệu du lịch văn hóa Thủ đô đến các nước trong khu vực và trên thế giới.Chưa ứng dụng được các thành tựu khoa học, công nghệ trong quản lý, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa. Nguyên nhân là do thiếu các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch cho các nhà hát, các di tích danh thắng, di sản văn hóa...
Thứ ba, hoạt động quảng bá và giới thiệu các giá trị văn hóa của Thủ đô chưa được tổ chức rộng rãi, chưa được quan tâm đầu tư xứng đáng. Thiếu các chiến lược, chiến dịch quảng bá du lịch văn hóa Thủ đô chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Ông đồ cho chữ - Nét đẹp văn hoá truyền thống. |
Để khắc phục những tồn tại, phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bà Hào cho biết, ngành Du lịch Hà Nội sẽ tập trung triển khai thực hiện một số công việc như sau:
Một là, tập trung phát triển trắng du lịch có trách nhiệm, phát triển du lịch hướng đến cộng đồng, thực hiện bảo tồn văn hóa dựa vào cộng đồng dân cư địa phương theo hướng chia sẻ hài hòa lợi ích, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, địa phương, người dân và du khách.
Hai là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là người dân ở các khu du lịch nhằm nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử hài hòa, văn minh, thân thiện trước mắt cho những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch.
Ba là, đẩy mạnh khai thác các yếu tố đặc trưng văn hóa của Hà Nội để tập trung phát triển sản phẩm du lịch với tính đặc thù và có tính cạnh tranh cao. Tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian kiến trúc, giá trị văn hóa khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; phát triển dịch vụ du lịch gắn với quản lý, bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ, di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến; tổ chức tốt các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian.
Bốn là, chú trọng công tác đầu tư, xúc tiến sản phẩm du lịch văn hóa nhằm phát triển, định vị và quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch Hà Nội dựa vào những giá trị nổi bật về di sản, những giá trị chân thực về văn hóa truyền thống, lối sống của người dân Thủ đô Hà Nội.
Phát triển du lịch gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc chính là lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch. Ngược lại, phát triển du lịch làm động lực và tạo nguồn lực để tăng cường bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa. Với tầm nhìn chiến lược và được định hướng dài hạn, Hà Nội phát triển ngành Du lịch mang đậm bản sắc văn hóa của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Trở thành điểm đến đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.
-
Những điểm đến đẹp tựa cổ tích trong mùa Giáng sinh tại miền Bắc -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Quảng Trị: Đầu tư 170 tỷ đồng tôn tạo, tu bổ 2 di tích quốc gia đặc biệt -
Việt Nam lọt Top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia -
[Emagazine] Bí kíp nào khiến du lịch Phú Quốc chuyển mình mạnh mẽ? -
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025 -
Đồng Tháp hợp lực đưa đàn sếu đầu đỏ trở về làm tổ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up