-
Du lịch Quảng Bình khắc phục tính mùa vụ để đạt mục tiêu 6 triệu lượt khách -
Đà Nẵng khai mạc triển lãm mỹ thuật “Hành trình phố biển” -
Doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát du lịch Quảng Bình -
Ngành du lịch khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025
Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2023, Thành phố đón 24,72 triệu lượt du khách, tăng 30,2% so với năm 2022 (tăng 11,7% so với kế hoạch); trong đó có 4,72 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,8 lần so với năm 2022 và 20 triệu lượt khách nội địa, tăng 16,3% so với năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch đạt 93.410 tỷ đồng, tăng 142,5% so với năm 2022 (tăng 13,83% so với kế hoạch, tương đương 84,4% kết quả năm 2019). Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 59,4%, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Đặc biệt, Hà Nội liên tiếp được vinh danh trong nhiều giải thưởng uy tín quốc tế. Trong đó, Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (Word Travel Awards) vinh danh Hà Nội ở 2 giải thưởng thế giới là “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày” và “Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023”. Hà Nội cũng được 3 giải thưởng châu Á là “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2023”; “Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á”. Tạp chí The Travel bình chọn Hà Nội vào Top 10 điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á…
Hà Nội hiện có 48 nhà hàng được Michelin Guide - cẩm nang ẩm thực danh giá nhất thế giới tuyển chọn, với 3 nhà hàng đạt 1 sao Michelin. Mới đây nhất, Giải thưởng Ẩm thực thế giới vinh danh Hà Nội là “Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023”.
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Hà Nội đã khẳng định vị trí, vai trò của mình trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế. Công tác xây dựng sản phẩm mới mang lại hiệu quả trong việc thu hút khách, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. “Ngoài việc tiếp tục liên kết với các địa phương xây dựng các tuyến du lịch liên kết vùng, Hà Nội cũng xây dựng và phát triển những sản phẩm kết nối giữa nội thành và ngoại thành, nổi bật là tuyến trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức”, bà Giang thông tin.
Năm 2024, Thủ đô phấn đấu đón khoảng 27 triệu lượt khách, tăng 9,2% so với năm 2023. Trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế (3,8 triệu lượt khách quốc tế có lưu trú), tăng 16,4% so với năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 103.740 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2023. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 62%.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhấn mạnh: “Hà Nội đặt mục tiêu phát triển bền vững, hiệu quả, là trung tâm đón và phân phối khách du lịch ở phía Bắc và cả nước; là điểm đến du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”. Ngành du lịch phấn đấu một số chỉ tiêu phát triển cơ bản hồi phục bằng mức đạt được trong giai đoạn trước Covid-19. Hà Nội sẽ tập trung vào những thị trường trọng điểm như Đông Bắc Á, châu Âu, Mỹ và từng bước khai thác hiệu quả các thị trường mới, tiềm năng như Ấn Độ, các quốc gia Halal (theo đạo Hồi), Nam Mỹ, Australia… để phục hồi nhanh hơn thị trường nội địa”.
Với những mục tiêu cao đề ra trong năm 2024, Hà Nội đang tập trung các nguồn lực phát triển và hình thành các nhóm sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, hấp dẫn, gồm du lịch văn hóa; du lịch MICE (du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị); du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch vui chơi giải trí - thể thao; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; du lịch golf.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch Hà Nội năm 2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ghi nhận và đánh giá cao những dấu ấn của ngành du lịch Thủ đô thời gian qua. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, ngành du lịch Hà Nội cần chuyển từ định tính sang định lượng, xác định đóng góp bằng những con số cụ thể đối với nền kinh tế.
“Muốn phát triển du lịch, đòi hỏi phải có sự đổi mới, sáng tạo trong cách làm sản phẩm. Hà Nội đang đi đầu trong vấn đề đổi mới, tạo ra các sản phẩm du lịch dựa trên trụ cột văn hóa, trên dư địa còn có thể phát triển chứ không phải từ những thứ sẵn có. Bạn bè quốc tế, du khách trong nước rất ngỡ ngàng vì những tour, tuyến, điểm tham quan vốn rất quen thuộc vẫn đầy sức hút với du khách như nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hành trình về kinh đô người Việt cổ, Giải mã Hoàng thành Thăng Long…”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.
Bộ trưởng cũng gợi ý, các sự kiện thể thao, văn hóa, việc tổ chức các sự kiện quốc tế cũng là lợi thế để Thủ đô phát triển du lịch MICE. Với vai trò là điểm đến trung tâm, điểm phân phối, điều tiết khách, kết nối các địa phương, kết nối tour tuyến, Hà Nội sẽ hình thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, tour, tuyến mới lạ, hấp dẫn.
-
Những điểm đến đẹp tựa cổ tích trong mùa Giáng sinh tại miền Bắc -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Quảng Trị: Đầu tư 170 tỷ đồng tôn tạo, tu bổ 2 di tích quốc gia đặc biệt -
Việt Nam lọt Top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia -
[Emagazine] Bí kíp nào khiến du lịch Phú Quốc chuyển mình mạnh mẽ? -
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025 -
Đồng Tháp hợp lực đưa đàn sếu đầu đỏ trở về làm tổ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up