-
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp -
Quảng Ngãi "chốt" chủ đề năm 2025 và phấn đấu tăng trưởng hai con số -
TP.HCM huy động 5 triệu tỷ đồng: Không lo thiếu vốn, quan trọng là dùng hiệu quả -
Khánh Hòa thực hiện Quy hoạch tỉnh với 7 giải pháp
Phiên họp sáng 12/10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Sáng 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với Hà Nội.
Theo nghị quyết này, HĐND Thành phố Hà Nội được quyết định áp dụng trên địa bàn một số khoản thu phí phù hợp với đặc điểm của thành phố bao gồm phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%.
Kết quả, HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 1/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 về sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023; sửa đổi mức thu phí một số khoản phí và lệ phí trên địa bàn.
Riêng đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, theo báo cáo, UBND Thành phố đã tổ chức họp và cho ý kiến lần 1 vào tháng 11/2020 và lần 2 vào tháng 10/2021, trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện Đề án và trình HĐND Thành phố vào thời điểm phù hợp.
Thẩm tra báo cáo, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách lưu ý, mặc dù mới 3 năm thực hiện, song cần có đánh giá bước đầu về tính phù hợp, khả thi của cơ chế, chính sách thí điểm, theo đó cần làm rõ những cơ chế, chính sách nào sớm đi vào cuộc sống, bắt đầu phát huy hiệu quả, cần tiếp tục áp dụng; đồng thời chỉ rõ những chính sách chưa phù hợp, cần dừng lại (nếu có).
Ngoài ra, cần đánh giá chính xác thực trạng tổ chức thực hiện. Trường hợp có vướng mắc thì cần chỉ rõ những vướng mắc do thể chế, pháp luật; những vướng mắc do tổ chức thực hiện và đặc biệt cần đề xuất phương án hoàn chỉnh. Đồng thời cần đánh giá trách nhiệm trong tổ chức thực hiện: Trách nhiệm của chính quyền Thủ đô, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, của Chính phủ trong quá trình đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định nghị quyết về cơ chế đặc thù cho Hà Nội là cần thiết, quá trình thực hiện đã cho thấy tính đúng đắn, hỗ trợ thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội cho trung tâm lớn của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá, bên cạnh một số chính sách đi vào cuộc sống khá nhanh, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tác động của đại dịch ảnh hưởng đến việc thực hiện một số chính sách chưa thực sự đồng đều, hiệu quả chưa cao, tác động còn hạn chế.
Lấy ví dụ thu phí dừng đỗ ô tô, theo Chủ tịch Quốc hội nếu như Hà Nội quản lý tốt chi phí thu phí dừng, đỗ ô tô thì nguồn lực không ít. Nhưng hiện nay lại chuyển sang cơ chế khoán thu phí sử dụng hè phố cho doanh nghiệp tư nhân quản lý, và vướng mắc sử dụng công nghệ thông tin trong việc thu phí dừng, đỗ ô tô.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu chúng ta tập trung khai thác việc này cũng được kha khá. Hiện nay mình vẫn chưa làm được. Những thành phố như Sydney (Australia) mỗi năm thu đến 2 tỷ USD tiền dừng, đỗ ô tô, không phải là ít, ông Huệ nêu ví dụ.
Chủ tịch Quốc hội cũng nói rõ, khoản tiền thu phí dừng, đỗ ô tô không được tập trung vào như khoản thu của Nhà nước để quay lại đầu tư phục vụ cho hạ tầng. Trong khi thực tế người dân, doanh nghiệp sử dụng ô tô vẫn phải trả phí dừng, đỗ ô tô, và khi Nhà nước không quản lý vẫn phải trả cho tư nhân cao hơn. Thậm chí vào dịp lễ, Tết người ta còn tăng giá trông giữ xe lên rất cao.
Do đó, theo Chủ tịch Quốc hội, nếu thành phố tăng cường quản lý tốt sẽ giữ được mức phí, giá, thậm chí còn giảm thấp hơn để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, chi phí cho người dân và việc dừng đỗ, thoải mái hơn.
"Hơn thế động viên được nguồn thu đó vào ngân sách thành phố và quay trở lại đầu tư vào kết cấu hạ tầng", ông Huệ nêu.
Phát biểu sau đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói về vấn đề thu phí, thành phố từng làm một thời gian, nhưng trục trặc về kỹ thuật và dịch Covid-19 nên bị "lơi" lại.
Từ thực tế việc làm rất quyết liệt vấn đề mã định danh cá nhân trong thời gian qua, ông Thanh đề nghị có thể xem xét ở cấp độ nào đó, quy định trong luật hay nghị định rằng mỗi ô tô nên có định danh riêng. Như vậy nên quy định bắt buộc mỗi xe phải có một thẻ và có số dư trong tài khoản.
"Tôi nghe một số nơi nói, bây giờ dân nghèo lắm, làm gì có tiền số dư trong tài khoản để quẹt phí. Tôi bảo nghèo thì nghèo, sao có chuyện lấy nghèo ra để không thực hiện nghĩa vụ", ông Thanh nói.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng quả quyết nếu luật pháp yêu cầu mỗi một xe ô tô phải có thẻ và phải có tài khoản có số dư thì cả nước làm được rất nhiều việc chứ không phải chỉ có chuyện thu phí.
-
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp -
Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược
-
Quảng Ngãi "chốt" chủ đề năm 2025 và phấn đấu tăng trưởng hai con số -
TP.HCM huy động 5 triệu tỷ đồng: Không lo thiếu vốn, quan trọng là dùng hiệu quả -
Khánh Hòa thực hiện Quy hoạch tỉnh với 7 giải pháp -
Phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức -
Tổng thống Thụy Sĩ: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực -
Morocco sẽ là cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và các nước châu Phi -
Hà Nội thu ngân sách đạt 511.928 tỷ đồng
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa