-
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam -
Thông qua Nghị quyết thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội -
Câu chuyện AI của doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nóng Tết Doanh nhân -
Đổi mới sáng tạo để thu hút đầu tư vào mạng lưới khu công nghiệp Việt Nam -
Động lực phát triển kinh tế số -
Việt Nam tiến bước trong đổi mới sáng tạo
Việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công được thực hiện theo Nghị quyết 142 của Quốc hội và Nghị quyết 108 của Chính phủ. Được biết, TP. Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Theo UBND TP. Hà Nội, Trung tâm này sẽ vận hành trên cơ sở hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống nền tảng dùng chung.
Một trong những điểm nổi bật của Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội là sự linh hoạt trong việc tiếp nhận thủ tục hành chính. Người dân có thể thực hiện các thủ tục tại bất kỳ điểm tiếp nhận nào thuận tiện, không cần phải đến cơ quan hành chính nơi cư trú. Điều này giúp giảm tình trạng quá tải cục bộ và nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ.
Theo Đề án, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ vận hành trên cơ sở Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống nền tảng dùng chung.
Trung tâm sẽ tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận "một cửa"; đổi mới cách thức tiếp nhận thủ tục hành chính. Bảo đảm mỗi người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ công trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5km, tiếp nhận và giải quyết 24/7 (tính từ địa điểm của người dân và doanh nghiệp đến điểm thực hiện thủ tục hành chính).
Toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính sẽ được số hóa và lưu trữ điện tử, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng thất lạc hoặc sai sót. Việc áp dụng công nghệ thông tin không chỉ giúp quản lý hiệu quả mà còn tạo điều kiện cho người dân theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ trực tuyến, đảm bảo tính minh bạch.
Hà Nội sẽ ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công vào tháng 10/2024. Ảnh minh hoạ |
Không chỉ tập trung vào việc giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm còn tạo ra hệ thống hỗ trợ toàn diện cho người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích cũng tham gia vào quy trình tiếp nhận và trả kết quả, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng phục vụ.
Cơ chế giám sát của trung tâm được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đảm bảo mọi quy trình thủ tục hành chính được công khai và minh bạch. Người dân có thể theo dõi và giám sát quá trình xử lý hồ sơ của mình, giảm thiểu tình trạng chậm trễ hay tiêu cực trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Mô hình này mang lại sự khác biệt so với các trung tâm hành chính công khác trong cả nước.
Việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công giúp tháo gỡ những điểm nghẽn trong giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đất đai, đầu tư, quy hoạch, và xây dựng. Điều này đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh của Thành phố, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS).
Theo UBND Thành phố, việc thành lập Trung tâm sẽ giảm số lượng bộ phận "một cửa" (giảm từ 673 bộ phận "một cửa" còn 30 chi nhánh); giảm số lượng công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" (giảm từ 2.768 nhân sự còn 184 người), giúp tiết kiệm hơn 13,3 tỷ đồng/tháng ngân sách nhà nước trong trả lương, phúc lợi và các chi phí liên quan.
Dự kiến sẽ đặt trụ sở điều hành chính của Trung tâm Phục vụ hành chính công tại số 197 phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Trung tâm sẽ được triển khai thí điểm qua 3 giai đoạn: từ ngày 1/10/2024 - 31/3/2025 là giai đoạn then chốt; từ 1/4/2025 - 30/6/2025 là giai đoạn tiếp theo; từ 1/7/2025 trở đi sẽ là giai đoạn hoàn thiện mô hình.
-
Đổi mới sáng tạo để thu hút đầu tư vào mạng lưới khu công nghiệp Việt Nam -
Thúc đẩy kết nối, hợp tác chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam -
Động lực phát triển kinh tế số -
Bổ sung, kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số -
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình cần dựa vào khoa học đổi mới sáng tạo -
Meta sẽ sản xuất thiết bị Thực tế ảo tại Việt Nam, tạo ra hơn 1.000 việc làm -
Việt Nam tiến bước trong đổi mới sáng tạo
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong